Theo thống kê, có không ít các bà mẹ gặp phải tình trạng suy giảm trí nhớ hay thậm chí là mất trí nhớ sau sinh. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người mẹ.
Không chỉ vậy, hội chứng suy giảm hay mất trí nhớ sau sinh còn được cho là nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm sau sinh đối với các bà mẹ. Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh là gì?
Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu về tình trạng mất trí nhớ sau sinh và cách khắc phục hiệu quả nhất nhé!
Mất trí nhớ sau sinh do đâu ?
Mất cân bằng hormone Estrogen
Theo các chuyên gia, tình trạng mất cân bằng estrogen được xem là một trong những nguyên nhân chính gây nên chứng suy giảm hay thậm chí là mất trí nhớ sau sinh đối với các mẹ bỉm.
Không chỉ đóng vai trò như một hormon riêng biệt của chị em, mà estrogen còn được biết đến với tác dụng làm thay đổi tế bào gốc của hệ thần kinh trung ương, hỗ trợ tái sinh đồi hải mã đồng thời thay đổi hình dáng não bộ. Chính vì thế, estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên trí nhớ.
Trong suốt quá trình mang thai, hormone estrogen trong cơ thể mẹ bỉm sẽ tăng dần trong tam cá nguyệt thứ nhất và kéo sang tam cá nguyệt thứ hai. Sau khoảng thời gian đó, lượng estrogen sẽ giảm dần trong tam cá nguyệt cuối cho đến 3 tháng hậu sản và sau đó mới bắt đầu trở về bình thường.
Theo các bác sĩ, sau khi đứa bé được chào đời, cơ thể mẹ bỉm sẽ xảy ra sự thiếu hụt đột ngột estrogen. Điều này khiến cơ thể không kịp thích ứng, dẫn đến tình suy giảm trí nhớ hay thậm chí là mất trí nhớ sau sinh; các hoạt động não bộ trở nên trì trệ hơn.
Một số nghiên cứu đã kết luận rằng, những mẹ bầu đã từng sinh em bé hoặc thực hiện việc sinh nở trong nhiều lần thì trí nhớ sẽ ngày càng kém so với những chị em ở cùng độ tuổi.
Thế nhưng trên thực tế, tình trạng suy giảm trí nhớ hay mất trí nhớ sau sinh được cho là mang tính chất cá thể. Theo đó, tùy vào đối tượng mà mức độ suy giảm trí nhớ sau sinh sẽ khác nhau.
Trầm cảm
Theo các chuyên gia, trầm cảm được xem là nguyên nhân suy giảm trí nhớ hay mất trí nhớ sau sinh. Cụ thể, sự thay đổi về sinh hoạt, cuộc sống, thói quen của người phụ nữ sau sinh là rất lớn.
Lúc này, mẹ bỉm không chỉ đảm nhận vai trò làm mẹ, làm vợ; mà còn phải đối mặt với sự xuống cấp của sức khỏe, thể chất, nhan sắc…điều này gây ra đã kích rất lớn với chị em và dẫn tới trầm cảm sau sinh.
Trầm cảm, căng thẳng, lo âu có thể dẫn tới nguy cơ mất trí nhớ sau sinh.
Không chỉ vậy, mẹ bỉm sau sinh còn phải bắt nhịp với công việc…Tất cả những áp lực đó gây nên tình trạng trầm cảm sau sinh, khiến đầu óc của các chị em khó tập trung dẫn tới suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ sau sinh.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Theo các bác sĩ, suốt quá trình mang thai, mẹ bỉm đã phải chia sẻ phần lớn chất dinh dưỡng bản thân nhận được cho em bé trong bụng. Chính vì thế, dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu vẫn ở trong tình trạng bị thiếu hụt.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn sau sinh, mẹ bầu phải nuôi con bằng sữa mẹ. Điều này dẫn đến nguồn dinh dưỡng hấp thu không đủ để đáp ứng cho cả mẹ và bé dẫn tới thiếu hụt. Và hậu quả của tình trạng này đó chính là cơ thể mẹ bỉm thiếu chất, thiếu máu nuôi não bộ và dẫn đến tình trạng suy giảm trí, mất trí nhớ sau sinh.
Ngủ không đủ giấc
Đối với các bà mẹ sau sinh phải thường xuyên đối mặt với tình trạng mất ngủ sau sinh kéo dài do cuộc sống bị đảo lộn; thức khuya chăm sóc cho em bé. Và đây được cho là một trong những nguyên nhân gây nên chứng mất trí sau sinh tạm thời. Lúc này, những thông tin vừa được tiếp nhận chưa có đủ thời gian ghi nhớ thì đã bị lãng quên nhanh chóng.
Cách khắc phục tình trạng mất trí nhớ sau sinh
Chia sẻ gánh nặng với chồng, người thân
Thay vì im lặng, bạn hãy tìm cách chia sẻ những khó khăn, những vấn đề đang gặp phải với người chồng cũng như những người thân trong gia đình.
Có thể nói, vai trò của người chồng thực sự quan trọng. Sự quan tâm của chồng đến mẹ bầu sẽ giúp họ được thoải mái về mặt tâm lý, từ đó giảm nguy cơ stress cũng như khắc phục chứng suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ sau sinh.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bổ sung nguồn estrogen tự nhiên. Theo đó, mẹ bỉm nên chú ý lựa chọn các thực phẩm như đậu nành, một số loại hạt như hạt điều, hạt lạc, hạt vừng và hạt hướng dương.
Tránh xa các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, chè đặc và thuốc lá.
Bổ sung viên sắt; thực phẩm bổ não bộ; thực phẩm giàu B6 và acid folic như: ngũ cốc, bột yến mạch, rau bina, súp lơ xanh, dâu tây, táo, hạt hạnh nhân.
Nên tuân thủ việc ngủ đủ giấc
Trên thực tế, một giấc ngủ trọn vẹn sẽ giúp não được nghỉ ngơi, từ đó tăng cường trí nhớ. Cụ thể, các mẹ có thể tập thói quen ngủ trưa trong khoảng từ 20 đến 30 phút; ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
Làm quen với những thói quen tích cực để tránh tình trạng mất trí nhớ sau sinh
Xây dựng thói quen ngâm chân bằng nước nóng; tập luyện nhẹ nhàng các bài tập thể dục đơn giản để máu được lưu thông và thư giãn cơ thể.
Thực hiện các bài tập để tăng cường trí nhớ bằng cách chú tâm tập trung liên tục, lúc này não bộ của chunts ta sẽ hình thành thói quen và trí nhớ sẽ quay trở lại.
Làm quen với yoga. Đây được xem là một trong những biện pháp rất tốt giúp cơ thể được thư giãn, não bộ được nghỉ ngơi, giúp đẩy lùi tình trạng mất trí nhớ sau sinh tạm thời.
Nghe nhạc cổ điển giúp đẩy lùi tình trạng mất trí nhớ sau sinh. Theo đó, âm nhạc có vai trò giúp tâm hồn con người được thoải mái và thư giãn. Mỗi khi căng thẳng, hãy nghe nhạc để hạn chế tối đa tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh. Theo đó, những bản nhạc giao hưởng cổ điển nhẹ nhàng, rất tốt cho việc cải thiện trí nhớ và khắc phục chứng suy giảm trí nhớ sau sinh.
Hy vọng thông qua bài viết này, các mẹ đã thấy hiểu những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ sau sinh. Từ đó có cho mình những cách thức thích hợp để phòng tránh, cũng như khắc phục tình trạng này.