Mẹ và Con - Người hướng ngoại là người như thế nào? Họ là nhóm người bao gồm những đặc điểm gì và có thể mạnh, cũng như hạn chế ra sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé!  

Hẳn không ít lần, trong chúng ta đã có thắc mắc rằng người hướng ngoại là người như thế nào? Người hướng ngoại mang những nét tính cách đặc trưng nào? Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu về chủ đề rất được quan tâm này nhé! 

Đã bao giờ bạn thực hiện bài test hướng nội hướng ngoại và tự hỏi bản thân mình thuộc tuýp người nào? Có bao giờ bạn cảm thấy bản thân là người hướng ngoại nhưng lại sở hữu những sở thích, cũng như tính cách của một người hướng nội? 

Bạn thích trở thành tâm điểm nổi bật giữa đám đông, nhưng lại ngại ngùng khi phải phát biểu lên ý kiến riêng; bạn thích đắm mình trong những buổi tiệc sôi động nhưng đồng thời cũng rất tận hưởng khoảng thời gian riêng tư chỉ có một mình?

Vậy cuối cùng, bạn có phải là một người hướng ngoại hay không? Những người hướng ngoại là người như thế nào? Họ sẽ có những nét tính cách đặc trưng ra sao? Hãy cùng đi tìm câu trả lời thông qua bài viết bên dưới. 

Người hướng ngoại là người như thế nào? 

Theo các chuyên gia đang làm việc và nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý, hướng ngoại được xem là một trong năm đặc điểm tính cách của lý thuyết Big Five. Theo đó, lý thuyết này chỉ ra một người thể hiện và có tính tương tác xã hội như thế nào. 

Theo đó, người hướng ngoại là người sẽ thích tận hưởng việc kết giao với những người chung quanh; họ năng nổ tham gia các hoạt động xã hội và luôn tỏ ra tràn đầy năng lượng khi sinh hoạt trong một tập thể, đám đông. 

Cũng theo lý thuyết tính cách Big Five, những người hướng ngoại là người thường có xu hướng tập trung vào thế giới xung quanh, như các mối quan hệ xã hội, bạn bè… Hay nói cách khác, những người sở hữu nét tính cách hướng ngoại thông thường sẽ là những người không thích ở một mình và thường có những đặc điểm tính cách nổi bật như sau: 

người hướng ngoại là người như thế nào

Người hướng ngoại là người như thế nào? 

  • Người hướng ngoại là những người hòa đồng, có nhiều bạn bè; họ có rất nhiều mối quan hệ về cả số lượng lẫn độ đa dạng của các mối quan hệ xã hội. 
  • Người hướng ngoại là những người tự tin. Họ luôn luôn nghĩ rằng bản thân thường xuyên nhận được rất nhiều những sự ngưỡng mộ từ người xung quanh. 
  • Người hướng ngoại là những người giàu năng lượng. Họ thường xuyên cảm thây rất vui vẻ, lạc quan; bản thân những người hướng ngoại luôn tràn đầy nhiệt huyết với bất kỳ công việc gì mà bản thân theo đuổi. 
  • Người hướng ngoại là người mạnh dạn, và có xu hướng cũng như năng khiếu trong vấn đề lãnh đạo người khác. Họ rất thoải mái trong vấn đề chia sẻ ý kiến cá nhân.

Ngược lại với những người có tính cách hướng ngoại là những người hướng nội. Theo các chuyên gia, những người hướng nội thường dành nhiều thời gian để tập trung vào suy nghĩ và cảm xúc nội tâm. 

Nhóm người hướng nội thường có nét tính cách đặc trưng là nhút nhát, ít nói, và thiếu tự tin khi đứng trước đám đông. Họ thường thích dành thời gian cho bản thân, tận hưởng việc được ở một mình, hoặc chỉ trò chuyện thân tình với một người bạn chí cốt thay vì ra ngoài gặp gỡ những người xa lạ. 

Thế nhưng, thực tế đã chứng minh rằng, cũng có những người không hoàn toàn là người hướng nội cũng như không hoàn toàn là người hướng ngoại. Họ được xem là có sự giao thoa giữa cả hai nét tính cách này. 

Theo đó, họ sở hữu cả những nét tính cách của cả người hướng nội lẫn hướng ngoại. Và đối với nhóm người sở hữu nét tính cách này, thường được gọi là người hướng trung, có xu hướng đứng giữa hai xu hướng tính cách nói trên. 

Ưu – nhược điểm của người hướng ngoại

Theo các chuyên gia, những người hướng ngoại là những người sở hữu những tính cách đem lại cho họ khá nhiều lợi thế, đặc biệt là trong công việc lẫn cuộc sống. Cụ thể, người hướng ngoại có xu hướng dễ được thăng chức, ưu ái trong công việc và từ đó thường có thu nhập cao hơn so với người hướng nội. 

Thế nhưng, người hướng ngoại cũng kèm theo một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn như, người hướng ngoại thỉnh thoảng có những hành động bộc phát, thiếu suy nghĩ thấu đáo và điều này khiến họ dễ gặp rắc rối hơn so với người hướng nội. 

Theo các chuyên gia phân tích, những người hướng ngoại do mức độ kích thích thấp tại vùng vỏ não mới nên họ có xu hướng tìm kiếm sự kích thích qua các cuộc phiêu lưu mạo hiểm.

Trong khi đó, những người thuộc nhóm hướng nội lại có mức độ kích thích cao tại vùng não này, dẫn đến họ có thói quen tránh các kích thích mạnh cũng như không thích tương tác xã hội.

Ngoài ra, sự hướng ngoại còn được thể hiện bằng tính xã hội. Trong đó bao gồm sự thân thiện đối với người xung quanh, cũng như thể hiện mong muốn tham gia cùng họ.

Lúc này, chất dẫn truyền thần kinh dopamine ở những người hướng ngoại được xem là một trong những phân tử đóng vai trò chủ đạo, có khả năng tác động đến hành vi của người hướng ngoại. 

Ưu - nhược điểm của người hướng ngoại

Theo phân tích từ các chuyên gia, dopamine được xem là một trong những loại hoóc môn có khả năng kiểm soát cảm xúc và sự lạc quan. Chính vì thế, hệ thống dopamine được cho là ảnh hưởng đến cách xử sự của mỗi người. 

Bên cạnh đó, gen và những biến thể liên quan đến gen của hệ thống dopamine cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong đặc điểm tính cách và sự đa dạng tính cách trong các nghiên cứu lâm sàng cũng như trên số đông dân số nói chung.

Điển hình như gen COMT. Theo các chuyên gia, nó mã hóa cho enzyme gọi là Catechol-O-Methyltransferase, loại gen này được cho là chịu trách nhiệm phân giải chất dẫn truyền thần kinh dopamine tại thùy não trước ở người. 

Biến thể di truyền của COMT được cho là có liên quan đến các mức độ khác nhau của chuyển hóa các chất dẫn truyền thần kinh cũng như gây ra những ảnh hưởng đến hệ thống dopamine của bộ não con người. 

Theo đó, người hướng ngoại là những người được miêu tả là hoạt bát, hòa đồng, đề thích ứng với môi trường mới. Về bản chất, người hướng ngoại khá sôi nổi, sự thoải mái của họ được cho là điểm thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh.

Nhờ đó, người hướng ngoại có khả năng phát triển bản thân mạnh mẽ nhờ sự tương tác với tất cả mọi người xung quanh mình. 

Vào thập niên 60 của thế kỷ trước, nhà tâm lý học Carl Jung lần đầu tiên miêu tả người hướng nội và người hướng ngoại là những người luôn tràn đầy năng lượng bởi đám đông, cũng như sự tương tác với thế giới bên ngoài rất mạnh mẽ. 

Trong khi đó, người hướng nội lại cần thời gian ở một mình để nạp năng lượng. Về bản chất, họ cũng là những người khá dè dặt trong cách cư xử và tương tác với xã hội xung quanh. 

Bạn có thuộc nhóm người hướng ngoại ? 

Vậy, người hướng ngoại là người như thế nào? Hãy cùng đi tìm hiểu những nét tính cách đặc trưng của họ để biết bạn có thuộc nhóm người này hay là người hướng nội nhé! 

Người hướng ngoại thích môi trường xã hội

Nếu bạn là người có xu hướng muốn trở thành trung tâm của sự chú ý, có thói quen phát huy điểm mạnh ở những tình huống xã hội và tìm kiếm sự kích thích ở đó; bạn hoàn toàn không ngại việc phải giới thiệu bản thân mình với những người chưa từng quen biết; bạn rất hiếm khi từ chối những tình huống mới dù bạn chẳng quen biết ai .

Thì xin chúc mừng, rất có thể bạn là người hướng ngoại đấy. 

Họ không thích và không cần nhiều thời gian ở một mình

Trong khi những người hướng nội luôn rất cần thời gian, không gian riêng cho bản thân sau một buổi đi chơi cùng hội bạn bè hoặc trải qua một cuộc họp, buổi tiệc với rất nhiều người lạ xung quanh, thì  bạn lại cảm thấy việc ở một mình là điều vô bổ, nó khiến bạn trở nên cạn kiệt năng lượng tự nhiên.

Lúc này, cách mà bạn cần để sạc lại năng lượng chính là được ở xung quanh mọi người.

người hướng ngoại không thích ở một mình

Người hướng ngoại rất năng động

Cụ thể, những người hướng ngoại thường sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái khi sinh hoạt ở trong một tập thể đông người, với đa dạng sở thích, nét tính cách khác nhau; hay thậm chí, những người hướng ngoại thường là những người có xu hướng dẫn đầu trong bất lỳ các hoạt động tập thể nào đó.

Chính vì vậy, nếu bạn là người có xu hướng hướng ngoại thì bạn thường rất hiếm khi từ chối các lời mời dự tiệc tùng, đám cưới, các buổi liên hoan cũng như các cuộc tụ họp vui vẻ khác.

Dễ kết giao với người xung quanh

Nếu là người hướng ngoại, bạn thường sẽ có xu hướng kết giao rất dễ dàng với người lạ, dù những người đó ở bất kỳ địa vị nào trong xã hội, hay sở hữu nét tính cách ra sao… Bởi một phần do bạn luôn biết cách để tận hưởng trọn vẹn nguồn năng lượng được phát ra từ mọi người xung quanh và có nhu cầu tương tác ngược lại với họ.

Bên cạnh đó, nếu là người có nét tính cách hướng ngoại thì bạn cũng sẽ có một mạng lưới xã hội rộng rãi, quen biết rộng với nhiều nhóm người thuộc nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội. Và tất cả những mối quan hệ ấy đều trở thành lợi thế, giúp bạn dễ dàng và nhanh chóng thăng tiến trong công việc. 

Người hướng ngoại sẵn sàng nói đến những vấn đề cần phải giải quyết

Nếu bạn là người thường xuyên không ngại bày tỏ quan điểm, chủ động đưa ra những vấn đề cần phải giải quyết và suy nghĩ của mình cho những người khác cùng biết thì đích thị bạn là một người hướng ngoại.

Ngoài ra, bạn cũng luôn sẵn sàng thể hiện bản thân mình một cách vô cùng cởi mở; và luôn tỏ ra rõ ràng với sở quan điểm, sở thích và sự lựa chọn của riêng mình.

Người hướng ngoại thích tụ tập

Luôn thoải mái và giàu năng lượng tích cực

Theo các chuyên gia tâm lý, những người thuộc nhóm tính cách hướng ngoại thường được mô tả là những con người luôn luôn có trong mình trạng thái hạnh phúc, bản thân họ luôn cảm thấy tích cực, vui vẻ, yêu đời và lạc quan với tất cả mọi thứ xung quanh mình.

Trên thực tế, những người thuộc tính cách hướng ngoại, bản thân họ là những người dường như không  để cho chính mình được phép mắc kẹt quá lâu với những vấn đề cũng như những suy nghĩ tiêu cực.

Những khi gặp khó khăn và rắc rối trong cuộc sống, công việc hay bất kỳ vấn đề gì, thì bản thân họ cũng sẽ nhanh chóng dễ dàng để nó lại sau lưng và bước tiếp về phía trước, hướng mình về những điều tích cực khác. 

Bạn là người không ngại rủi ro ? 

Theo các chuyên gia tâm lý, những người thuộc tính cách hướng ngoại là những người luôn dám đương đầu với những hành vi rủi ro. Theo kết quả từ một số nghiên cứu thậm chí đã chỉ ra rằng, bộ não của những người sở hữu nét tính cách hướng ngoại thường được kết nối để tự thưởng cho bản thân nếu mọi chuyện diễn ra một cách êm xuôi nhất có thể. 

Ngoài ra, những người hướng ngoại là người luôn linh hoạt trong nhiều tình huống khác nhau. Theo các chuyên gia tâm lý, những người thuộc nhóm hướng ngoại là những người rất dễ để có thể thích nghi được với mọi tình huống đa dạng; họ luôn biết cách để thích nghi cũng như giải quyết các trở ngại vô cùng sáng tạo khi gặp vấn đề mới.

Đa phần, số đông những người hướng ngoại đều là những người luôn có kế hoạch chi tiết, cụ thể trước khi hành động hay đưa ra bất kỳ quyết định nào. Thế nhưng, đôi khi họ lại thích đưa ra những quyết định bột phát, mang tính ngẫu nhiên ngay tại thời điểm đó.

Thực tế đã chứng minh được rằng, phần lớn mọi người đều có xu hướng rơi vào đâu đó ở giữa nét tính cách hướng nội và nét tính cách hướng ngoại. Và đôi khi, có rất ít người trong số chúng ta biểu hiện một loại tính cách cụ thể.

Bởi lẽ trong cuộc sống, mỗi người trong chúng ta có thể thay đổi tính cách qua từng giai đoạn của cuộc đời; những đặc điểm tính cách ấy thông thường sẽ thay đổi thông qua nhiều yếu tố khác nhau. Một vài trong số đó có thể kể đến như: môi trường sống, nên giáo dục họ được thừa hưởng ngay từ khi còn bé, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội, cũng như các mối quan hệ tình yêu, bạn bè xung quanh…. 

người hướng ngoại không ngại rủi ro

Chính vì lẽ đó, mỗi người trong chúng ta có thể là người hướng nội khi còn tấm bé và sau đó dần trở thành một người sở hữu nét tính cách hướng ngoại khi trưởng thành là một điều hoàn toàn tự nhiên, và rất đỗi bình thường.

Hy vọng thông qua bài viết này, mọi người đã tìm được lời giải cho câu hỏi người hướng ngoại là người như thế nào? Để từ đó hiểu bản thân thuộc nhóm người có nét tính cách gì và tận dụng những ưu điểm ấy để phát triển trong cuộc sống, công việc. 

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.