Mẹ&Con – Để trả lời cho câu hỏi thai nhi làm gì trong bụng mẹ, các chuyên gia đã thực hiện rất nhiều cuộc nghiên cứu và kết quả thực sự rất đáng kinh ngạc. 4 loại virus nguy hiểm cho thai nhi Mách mẹ cách ngăn ngừa thai nhi bị dị tật Thiếu kiến thức sinh sản dẫn đến phá thai nhiều lần

Bạn có thắc mắc ngoài ăn và ngủ ra, thai nhi làm gì trong bụng mẹ bao giờ không? Đây là câu trả lời cho bạn:

Phân biệt ngày đêm

Thai có tuần tuổi ngày càng lớn thì tử cung của mẹ ngày càng mỏng dần khiến ánh sáng và bóng tối dễ nhìn thấy hơn giúp bé phân biệt được ngày đêm.

Thở

Dù phổi thai vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhưng thai nhi đã biết hít 1 chút nước ối để luyện tập cho 2 lá phổi và học cách thở để trang bị cho những ngày không còn trong bụng mẹ.

Mơ những giấc mơ

Khi mí mắt bé chuyển động lúc ngủ trong quá trình mang thai là lúc bé đang mơ. Dù chưa hoàn thiện, những hệ thần kinh trung ương đang trưởng thành khiến bé có thể cảm nhận được môi trường và tái hiện trong giấc ngủ của bé.

Đặt tay lên đầu

Những tuần cuối thai kì, khi siêu âm, mẹ bầu thường thấy hình ảnh thai nhi đặt tay lên đầu. Lúc này bé đang dần hoàn thiện và cảm nhận của thai nhi với thế giới cũng nhiều hơn. Việc đặt tay lên đầu giống như một phản xạ tìm kiếm sự mới mẻ với những cảm nhận lạ lẫm.

Mút tay và mỉm cười

Trong bụng mẹ, thai nhi rất hay đưa ngón tay cái lên mút hay chơi đùa với dây rốn như là một phản xạ tự nhiên. Sở thích mút tay được hình thành từ trong bụng mẹ được liên tưởng như núm vú của mẹ khiến bé có thói quen như bản năng đó. Và thai như gần như rất thích thú với bản năng này khiến cơ miệng của bé hay mỉm cười.

thai nhi làm gì trong bụng mẹ

Hàng động mút tay của thai nhi như là một phản xạ tự nhiên (Ảnh minh họa).

Nhắm, mở mắt và đảo mắt liên tục

Môi trường trong bụng mẹ rất tối, vì vậy hầu hết thai nhi sẽ nhắm mắt. Tuy nhiên, từ tuần thai thứ 16, bé đã có thể bắt đầu đảo mắt và thực hiện hành động này thường xuyên hơn từ tuần thứ 26. Những tuần cuối thai kỳ, mắt bé đã bắt đầu nhắm và mở liên tục. Bé đặc biệt có phản ứng rất nhạy với những luồng sáng bên ngoài và có xu hướng mở mắt để đón nhận luồng ánh sáng đó.

Ngáp lớn

Công việc chủ yếu của bé trong tử cung là ngủ. Tuy nhiên, quá trình ngủ kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi và trẻ có biểu hiện ngáp.

Nấc cụt

Trong khoảng tuần thai thứ 13, bé sẽ bắt đầu biết nấc cụt. Tùy thuộc vào cơ địa của mẹ và bé mà bé có nấc hay không, nấc nhiều hay ít. Đặc biệt, khi mẹ ăn đồ lạnh thì thai nhi có nguy cơ nấc nhiều hơn.

Khoa chân múa tay

Mặc dù trong bụng mẹ không có nhiều diện tích nhưng thai nhi vô cùng nghịch ngợm. Bé búng tay hay đạp chân để học cách điều khiển cơ thể của chính mình. Mỗi khi bé đạp, mẹ bầu có thể cảm nhận những lực tác động vào thành tử cung. Mẹ bầu có thể cảm nhận được ít nhất 10 cử động trong vòng 2 giờ của thai nhi.

thai nhi làm gì trong bụng mẹ 1

Mẹ bầu có thể cảm nhận các hành động “hoa chân múa tay” của thai nhi trong bụng mẹ (Ảnh minh họa).

Nhào lộn

Mẹ bầu thường có cảm giác căng tức bụng và tự hỏi thai nhi làm gì trong bụng mẹ. Đó là khi em bé trong bụng đang tận dụng không gian để thực hiện các động tác nhào lộn. Bé dùng chân mình đạp vào thành bụng mẹ để lộn lên lộn xuống.

Hành động nhào lộn sẽ bắt đầu diễn ra từ khoảng tuần 20 – 24, cường độ vận động sẽ khác nhau vào những khoảng thời gian nhất định. Từ tuần 29, em bé sẽ hoạt động mạnh hơn và năng động hơn, nhưng sẽ giảm dần vào 2 tuần cuối thai kỳ. Trong thời kỳ cuối, cơ thể bé đã nặng hơn, tử cung cũng chật hơn vì vậy việc nhào lộn sẽ ít diễn ra hơn.

Lắng nghe

Bắt đầu từ tháng thứ 6 thính giác của thai nhi rất nhạy bén. Bé không chỉ dừng lại ở việc nghe tiếng nhịp tim mẹ, tiếng mạch máu chảy, tiếng dạ dày co bóp thức ăn hay thỉnh thoáng là các động tĩnh bên ngoài. Âm thanh quá lớn sẽ khiến bé giật mình hoặc ngược lại, những bản nhạc dịu êm sẽ giúp bé nghỉ ngơi, thư giãn.

Uống nước ối và cảm nhận vị giác

Giai đoạn từ 5 – 7 tháng  số lượng của lưới vị giác phân bố trên bề mặt lưỡi của thai nhi là nhiều nhất, thậm chí, có thể nhiều hơn cả người lớn. Đến cuối thai kì, những thần kinh cảm quan này lại thoái hóa dần. Quá trình cảm nhận mùi vị không phải bằng miệng mà từ cơ thể qua dây rốn hoặc thông qua việc uống nước ối.

Khoa học đã chứng minh, qua nước ối thai nhi cảm nhận được mùi vị của các loại thức ăn. Nếu mẹ bầu ăn những món có vị nồng như gừng, tỏi, hay vị cay, bé đều có thể cảm nhận được. Hầu hết thai nhi thích vị ngọt, không thích vị mặn, cay và đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Chất dinh dưỡng được “vận chuyển” từ cơ thể mẹ đến thai nhi thông qua nhau thai. Vì vậy, nếu mẹ bầu ăn thức ăn tốt, giàu dinh dưỡng, thai nhi cũng phát triển khỏe mạnh. Mẹ bầu ăn nhiều món ăn không lành mạnh hoặc không bổ sung chất đầy đủ, thai nhi cũng bị ảnh hưởng.

Đi tè trong bụng mẹ

Từ tháng thứ 3 – 4 của thai kỳ, em bé sẽ bắt đầu bài tiết trong bụng mẹ. Lượng nước tiểu bé bài tiết là một lượng rất nhỏ, vào tháng thứ 7 lượng nước tiểu chỉ khoảng 10 ml. Nhưng đến những tháng cuối thai kì, lượng nước tiểu có thể lên đến 25 – 30 ml mỗi lần.

Lượng nước tiểu sẽ được truyền ngược theo nhau thai và đi ra ngoài theo đường bài tiết của mẹ.

Bộc lộ cảm xúc

Trẻ con rất tò mò, kể cả khi còn trong bụng mẹ. Bé thường làm mọi cách để có cơ hội cảm nhận được thế giới xung quanh, khi những hiếu kỳ ban đầu qua đi, con sẽ có những biểu hiện cảm xúc yêu ghét với những thứ xung quanh mình mà bé cảm nhận được như tiếng ồn, các loại nhạc, vị ngọt, vị cay, nóng… Khi có dấu hiệu không thích, bé sẽ phản ứng bằng cách đạp chân vào tử cung của mẹ.

Ngoài bộc lộ cảm xúc bé còn có thể cảm nhận tình cảm từ bên ngoài, sự vuốt ve hay trò chuyện của mẹ. Đó là sợi dây liên kết giữa mẹ và bé mà không có thứ gì trên đời có thể thay thế được.

thai nhi làm gì trong bụng mẹ 2

Thai nhi có thể nhận biết những vuốt ve hay sự tò chuyện từ bên ngoài (Ảnh minh họa).

Khi mang thai, mẹ bầu hãy “lắng nghe cơ thể” nhiều hơn, để biết thai nhi làm gì trong bụng mẹ từ đó có cách phản hồi tương ứng để tăng sự liên kết giữa mẹ bầu và thai nhi nhé!

Tags:

Bài viết liên quan