Mẹ&Con - Chúng ta cãi nhau la bởi bất đồng quan điểm, hoặc có khi là muốn "chỉnh sửa" nhau cho tốt hơn. Tất nhiên là còn cả tá những lý do khác. Tệ nhất là phát hiện ra chồng mình à ơi em nào đó trên mạng hay ở công ty, vợ mình để cho “zai” nó tán mà chỉ cười hùa. Đại loại thế. Những lúc như thế, máu nóng bốc lên đầu không cãi nhau không được. Chẳng ai dám vỗ ngực cho là mình kiềm chế giỏi. Nhưng bát đũa để không trong chạn còn xô huống chi người sống với người. Muốn gia đình hạnh phúc, các ông chồng không nên làm những điều này với vợ mình Anh Chánh Văn - Hoàng Anh Tú chia sẻ kinh nghiệm dạy con ứng xử khôn ngoan trước người lạ Đừng để mất vợ mới biết trân trọng, chồng nhé!

Anh “Chánh Văn”  năm nào giờ đây đã bước vào tuổi tứ tuần. Người ta biết đến anh không chỉ thông qua bút danh “Chánh Văn” trên báo Hoa Học Trò, mà còn thông qua những vần thơ, câu chữ mượt mà, đầy yêu thương trìu mến nói về người vợ đầu ấp tay gối của mình – Chị Lê Trang. Và mới đây trên trang cá nhân của mình, Hoàng Anh Tú đã chia sẻ cảm xúc thông qua một bài viết xoay quanh chuyện “cãi nhau” – vấn đề muôn thuở của các cặp vợ chồng.

“Tôi biết! Tôi biết sẽ nhiều người cho rằng đàn ông mà không dạy nổi vợ thì đó là thằng hèn. Cũng thế, bà vợ nào bị chồng quát nạt mà vẫn im lặng thì đó là phụ nữ cam chịu, kém cỏi. Nhưng tôi cưới về một người vợ để làm vợ tôi, đồng hành cùng tôi chứ không phải là học trò của tôi. Tôi hơn vợ mình để làm chi? Tôi thua vợ mình thì có là gì? Cơm sôi bớt lửa có chi sai? Tôi nghĩ về những năm tháng chúng ta đang sống cùng nhau, về ngày mai của cuộc hôn nhân này, về một cuộc tình già tôi ao ước. Chừng nào tôi vẫn thấy ở đó người vợ của mình thì ngày đó cuộc hôn nhân này còn nhiều thứ ta cần trân trọng. Tôi nghĩ vậy! Nên thay vì một phen hơn thua tôi chọn một nút tạm dừng cho cảm xúc. Để trân quý lại nhau, để có thể tìm ra một giải pháp tốt hơn cho hôn nhân không bị sứt mẻ, không vỡ vụn ra. Đau lắm!” Những dòng sẻ chia sâu sắc của anh nhận được sự đồng tình của tất cả mọi người, nhất là các “bà mẹ bỉm sữa.

Dưới đây là nguyên văn đoạn chia sẻ của Hoàng Anh Tú trên trang cá nhân

“Ngày này năm nọ, sau một trận cãi nhau kinh thiên động địa đến độ suýt xé cả giấy chứng nhận độc thân mất bao công xin xác minh trước đó, tôi và nàng vẫn dắt nhau đi đăng ký kết hôn ở UBND phường Hàng Đào. Về sau này, hai đứa vẫn đùa nhau rằng nếu trận cãi nhau độ ấy mà cả 2 xé giấy thì thế nào nhỉ?

Thật ra thì mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh nhưng cãi vã thì nhà nào cũng giống nhà nào. Đều xảy ra. Trước thì quả thực tôi luôn sợ hãi và luôn tìm cách tránh né xung đột với vợ, chấp nhận là kẻ sợ vợ đi bởi cãi nhau thật chả vui vẻ gì. Đi làm về vất vả thấy cái mặt lầm lầm lỳ lỳ của nhau thật chán chết. Đêm xuống càng chán hơn khi giường chung thành chia đôi hai phía. Nằm vậy lạnh lắm. Bữa cơm đứa ăn trước kẻ ăn sau cũng vì thế mà nhạt cả miệng. Nay tôi vẫn sợ và vẫn tránh né, nhưng “khôn” hơn khi chọn cách…bỏ đi khi lên cơn nóng nảy. Tự nhắc mình hôn nhân mong manh dễ vỡ vậy!

Nghe "Soái ca" Chánh Văn giải nghĩa chữ "Thương" mà vợ chồng nên dành cho nhau 4

Gia đình hạnh phúc của Anh “Chánh Văn”

Chúng ta cãi nhau vốn là bởi bất đồng quan điểm, hoặc có khi là muốn “chỉnh sửa” nhau cho tốt hơn. Tất nhiên là còn cả tá những lý do khác. Tệ nhất là phát hiện ra chồng mình a ơi em nào đó trên mạng hay ở công ty, vợ mình để cho “zai” nó tán mà chỉ cười hùa. Đại loại thế. Những lúc như thế, máu nóng bốc lên đầu không cãi nhau không được. Chẳng ai dám vỗ ngực cho là mình kiềm chế giới. Những bát đũa để không trong chăn còn xô huống chi người sống với người. Chỉ là nếu lỡ nóng lên thì xả ra rồi nghĩ lại. Phải, nếu lỡ đã xả đủ thứ ra rồi thì vẫn phải nghĩ lại. Chứ đừng buông tay. Chứ đừng để mình bị cuốn đi trong cuộc chiến võ mồm. Cháy bùng lên để lụi xuống chưa đừng âm ỉ và lan khắp nơi. Sợ nhất là cộng dồn nhau lỗi cũ, sợ nhì là công kích điểm yếu của nhau để hả hê chiến thắng.

Làm sao để phanh lại cơn giận của mình? Tôi nghĩ là cần nhiều hơn cả là sự thương nhau. Cãi nhau sẽ khiến chúng ta vơi bớt cảm xúc yêu. Giận điên lên thì yêu sao cho nổi? Nhưng thương thì vẫn cứ phải đầy. Thương là để thấy những điều tốt đẹp của nhau. Thương là không muốn buông bàn tay ấy. Thương là giận đấy nhưng sợ mất nhau. Thương là nghĩ nếu chồng mình, vợ mình cãi nhau với mình rồi ra đường tinh thần rệu rã lỡ xảy đến tai nạn thì mình có đau không, mình có lo không? Bằng mình giận đến mức mong cô ta, anh ta chết đi cho rảnh thì thôi đừng tiếp tục cuộc hôn nhân này nữa mà làm gì cho mất thời gian.

Tôi biết! Tôi biết sẽ nhiều người cho rằng đàn ông mà không dạy nổi vợ thì đó là thằng hèn. Cũng thế, bà vợ nào bị chồng quát nạt mà vẫn im lặng thì đó là phụ nữ cam chịu, kém cỏi. Nhưng tôi cưới về một người vợ để làm vợ tôi, đồng hành cùng tôi chứ không phải là học trò của tôi. Tôi hơn vợ mình để làm chi? Tôi thua vợ mình thì có là gì? Cơm sôi bớt lửa có chi sai?

Tôi nghĩ về những năm tháng chúng ta đang sống cùng nhau, về ngày mai của cuộc hôn nhân này, về một cuộc tình già tôi ao ước. Chừng nào tôi vẫn thấy ở đó người vợ của mình thì ngày đó cuộc hôn nhân này còn nhiều thứ ta cần trân trọng. Tôi nghĩ vậy! Nên thay vì một phen hơn thua tôi chọn một nút tạm dừng cho cảm xúc. Để trân quý lại nhau, để có thể tìm ra một giải pháp tốt hơn cho hôn nhân không bị sứt mẻ, không vỡ vụn ra. Đau lắm!

Yêu có thể vơi nhưng Thương nhớ phải đầy.
Là vậy thôi!
Để nhớ mỗi khi cãi nhau vậy.”

Tags:

Bài viết liên quan