Theo quan điểm của người Việt Nam ta thì “Có thờ có thiêng – Có kiêng có lành”. Muốn một năm mới may mắn, suôn sẻ thì trong những ngày đầu năm, đặc biệt là ngày mồng một cần chú ý đến hành động, cử chỉ, kể cả việc ăn uống. Chúng ta ăn gì, làm gì hay nói gì vào những ngày này đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, công danh sự nghiệp trong năm sắp tới. Vậy Tết không nên ăn gì? Cùng xem những món kiêng kị không nên ăn vào ngày Tết bạn nhé!
Tết không nên ăn gì?
Theo ông cha ta ngày xưa, vào dịp Tết nguyên đán hay còn gọi là Tết cổ truyền, Tết truyền thống của dân tộc thì không nên ăn các món ăn sau:
Mực
Mực là một món hải sản giàu dinh dưỡng và là một món ăn hấp dẫn đối với nhiều người. Tuy nhiên vào ngày Tết thì do câu nói “đen như mực” của ông cha ta từ xưa nên mực được xếp vào danh sách các món ăn xui xẻo, mang lại những điều đen đủi, không may mắn. Nếu muốn năm mới được thuận lợi, bình an thì tốt nhất trong 3 ngày đầu tiên của năm mới không nên ăn mực.
Thậm chí trong nhiều gia đình thì trước khi con đi thi, bố mẹ cũng không cho con ăn mực hoặc với nhiều người trước khi đi xa, trước khi có việc quan trọng cũng sẽ không ăn mực để công việc được thuận lợi, tránh trục trặc, công việc túc tắc không thuận buồm xuôi gió.
Thịt chó
Tết không nên ăn gì? Đó chính là thịt chó! Nhiều người cho biết, thịt chó được xem như một món ăn “giải xui” có thể ăn vào cuối tháng hoặc cuối năm. Thế nhưng trong những ngày Tết, đầu tháng hay đầu năm mới thì tuyệt đối không được ăn thịt chó vì rất dễ mắc phải những điều xui xẻo, không may mắn.
Vì chó thường được nhắc đến như một con vật mang kiếp đen đủi, phải chịu đựng những điều kém may mắn. Ăn thịt chó cũng chính là tự rước vận xui vào chính mình và bạn sẽ có một năm toàn những chuyện tiêu cực, không thuận lợi.
Tôm
Mùng 1 Tết không nên ăn gì hay Tết không nên ăn gì là đề tài mà nhiều người quan tâm. Và tôm chính là một trong những món ăn mà bạn nên tránh ăn trong những ngày đầu năm mới dù tôm rất bổ dưỡng, có thể giúp cung cấp protein và vitamin D.
Thông thường, việc kiêng tôm trong ngày Tết sẽ xảy ra ở các tỉnh miền Nam do người miền Nam cho rằng tôm có đầu to, đi giật lùi. Việc ăn tôm khiến mọi việc không thể đầu xui đuôi lọt và thuận lợi mà sẽ quay về xuất phát điểm ban đầu, khó thăng tiến.
Thịt vịt
Theo người miền Bắc và miền Trung thì đã nhắc đến trong Tết không nên ăn gì thì đó chính là thịt vịt. Trong năm mới nên kiêng ăn thịt vịt bởi thịt vịt, đặc biệt là vịt quay có thể khiến người ăn tan đàn, xẻ nghé, gặp chuyện đen đủi. Thay vào đó, người ta sẽ ăn thịt gà để gặp may mắn, cát tường hơn.
Cá mè
Một quan điểm thường gặp tại Việt Nam chính là trong ngày đầu năm mới không nên ăn cá mè do nó có liên quan đến mè nheo, không tốt lành. Hơn nữa, về đề tài Tết không nên ăn gì, nhiều người cho biết không thích ăn cá mè vì cá mè nhiều xương, có vị tanh, có thể sẽ mang đến một năm đen đủi.
Trứng vịt lộn
Nhiều người cho biết trứng vịt lộn là một món ăn xả xui vô cùng hiệu quả, có thể ăn khi gặp chuyện không may mắn nhằm để “xoay chuyển tình thế”. Người ta thường ăn số lẻ để mong “lộn” ngược lại những tai họa hay những điều xui rủi đang gặp.
Tuy nhiên, trong ngày đầu năm mới hoặc trong tháng mới âm lịch thì không nên ăn trứng vịt lộn bởi trứng vịt sẽ tượng trưng cho những điều tang tóc, không may. Tốt nhất chỉ nên ăn trứng vịt lộn trong những lúc xui xẻo hoặc trong đầu tháng để vận mệnh được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
Chuối
Tết không nên ăn gì hay đầu năm không nên ăn gì? Đó chính là chuối. Tuy chuối là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng nhưng ông cha ta thường kiêng ăn chuối vì chuối đồng âm với “chúi”, mang hàm ý đi xuống, không thể thăng tiến mà ngược lại mọi việc còn xuống dốc, trì trệ.
Đu đủ
Nếu ở miền Bắc hoặc miền Nam, bạn sẽ thấy mâm ngũ quả thuờng sẽ có đu đủ nhưng nếu tại miền Trung, đu đủ lại được xem là một loại trái cây kém may mắn không nên ăn trong ngày đầu năm.
Để lý giải vì sao trong câu chuyện Tết không nên ăn gì lịa có quả đu đủ thì người miền Trung thường phát âm đu đủ nghe gần giống với “thù đủ”, mang ý nghĩa không cát tường.
Quả cam
Ở miền Nam vào dịp Tết không nên ăn gì? Đó chính là quả cam vì mọi người thường liên tưởng đến cụm từ “cam chịu” và lo lắng năm mới gặp nhiều điều bất bình phải nhẫn nhịn.
Quả lê
Một loại quả khác cũng bị kiêng kị trong ngày Tết tại Việt Nam chính là quả lê vì khi đọc lái lại sẽ là “lê lết”, mang hàm ý của những điều không tốt lành.
Sầu riêng
Trong ngày Tết thì không nên ăn sầu riêng dù sầu riêng là một loại thực phẩm giàu vitamin C, lại có thể giúp bổ sung vitamin B, đồng, sắt, kali, chất xơ,… Tuy nhiên, ông cha ta lo lắng ăn sầu riêng sẽ khiến bạn gặp chuyện muộn phiền, u sầu nên tốt nhất phải kiêng kị loại trái cây này.
Mắm tôm
Nếu bạn chưa biết Tết không nên ăn gì thì đó chính là mắm tôm vì mắm tôm có mùi khá nồng, nhiều người còn cho rằng mùi của mắm tôm là mùi hôi nên nếu ăn mắm tôm và đi viếng chùa, miếu hay đền thờ vào ngày đầu năm thì sẽ xúc phạm thần linh.
Hơn nữa, hương vị không ngọt ngào của mắm tôm cũng khiến nhiều người lo lắng, sợ có một năm không được trọn vẹn, kém may mắn.
Những món ăn chua cay, chát, mặn, đắng
Ngày Tết không nên ăn gì? Đó chính là những món ăn có hương vị đắng, chua, cay, mặn. Người miền Nam thường sẽ yêu thích các món ăn có hương vị ngọt ngào để cầu mong năm mới bình yên. Ngược lại, những món vị mặn, chát hoặc cay, đắng thì sẽ ít được lựa chọn hơn với mong muốn năm mới tránh xa cuộc sống khổ đau.
Các món ăn may mắn ngày Tết
Trong ngày Tết ăn gì để may mắn? Một số món ăn mang thông điệp may mắn, phước lành, hạnh phúc thường xuất hiện trong gian bếp ngày Tết của các gia đình có thể kể đến như:
- Xôi gấc
- Dưa hấu
- Bánh chưng
- Gà luộc
- Thịt kho hột vịt
- Canh khổ qua
- Hạt dưa đỏ
Trong ngày Tết, kiêng kị một chút sẽ giúp chúng ta an tâm hơn và thêm hy vọng về năm mới bình an, suôn sẻ. Tùy theo quan điểm mỗi người nhưng nếu bạn tin rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” thì hãy lưu ngay bài viết Tết không nên ăn gì này và thử hạn chế ăn những món ăn kể trên bạn nhé!