Mẹ&Con - Nhiều người bảo tôi đừng lạm dụng thuốc, cứ để bé “bệnh” cho sức đề kháng hoạt động, chỉ cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ như nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất… 5 sai lầm ít mẹ để ý khi cho trẻ uống thuốc 10 điều quan trọng mẹ cần biết khi cho trẻ uống thuốc Làm gì khi trẻ không chịu uống thuốc?

Con tôi 2 tuổi, thỉnh thoảng bé bị cảm, sổ mũi, ho nhẹ. Khi mới thấy dấu hiệu của bệnh vừa chớm, tôi rất phân vân không biết liệu có nên cho bé uống thuốc vào để “dập bệnh” hay không? Nhiều người bảo tôi đừng lạm dụng thuốc, cứ để bé “bệnh” cho sức đề kháng hoạt động, chỉ cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ như nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất… Nhưng tôi vẫn lưỡng lự giữa hai cách, không biết nên làm thế nào mới đúng, vì nhìn trẻ bệnh nặng hơn thì tội quá, trong khi con vừa chớm bệnh, chỉ cần vài liều thuốc là có thể dứt bệnh luôn.

Trần Nguyễn Trâm Anh
(Quận 1)

chuyen gia mevacon

Trẻ dưới 4 tuổi không được tự ý cho uống thuốc gì, kể cả thuốc cảm cúm, sốt, sổ mũi thông thường bạn nhé, vì trẻ nhỏ rất dễ gặp phải các phản ứng trầm trọng của cơ thể với các thành phần của thuốc, không ít trường hợp gặp nguy hiểm. Ngay tại một nước phát triển hàng đầu như Mỹ người ta cũng đã thống kê mỗi năm thuốc ho và thuốc cảm bán không cần đơn bác sĩ đã đưa không dưới 7.000 trẻ đến… phòng cấp cứu bệnh viện, với các triệu chứng nổi mẩn ngứa, buồn ngủ và đi không vững chỉ vì phản ứng với thuốc.

Vì vậy, đối với trẻ em dưới 4 tuổi, không nên tự mua cho trẻ uống thuốc kiểu dập bệnh như vậy. Thay vào đó, bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ, theo dõi triệu chứng, chăm sóc trẻ theo hướng dẫn và chỉ cho trẻ uống thuốc khi thật cần thiết, với sự cân nhắc cẩn thận của bác sĩ với các thành phần của thuốc.

Bạn có thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để vượt qua bệnh nhanh chóng bằng cách: Vệ sinh môi trường xung quanh bé để tạo không gian thoáng, ấm, ít bụi bặm, không khói thuốc… Áp dụng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả), dễ tiêu (nấu nhừ, thay thịt bằng cá, tôm…) và chia làm nhiều lần. Khuyến khích con uống nhiều nước, đặc biệt là nước cam. Cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn (nghỉ học ở trường, nằm chơi ở nhà, ngủ…).

Khi thấy trẻ chảy nước mũi thì nên rửa mũi cho con thường xuyên bằng nước muối sạch pha loãng. Với biểu hiện ho (khan hoặc có đờm), có thể hấp trái tắc với mật ong cho trẻ uống như nước giải khát bình thường.

Nếu trẻ hơi sốt, dùng khăn nhúng nước ấm vắt khô, lau người thường xuyên cho trẻ. Cho con mặc quần áo thoáng, nhẹ, thấm hút được mồ hôi. Trường hợp trẻ sốt cao, từ 38,5 độ trở lên thì mới dùng đến thuốc hạ sốt theo hướng dẫn.

Trường hợp trẻ ho, sốt nhẹ, sổ mũi, cảm nhưng vẫn ăn được, ngủ được, chơi bình thường thì không cần phải quá lo lắng và cũng không nên cho trẻ uống thuốc “dập bệnh”. Bạn chỉ cần áp dụng các biện pháp trên và cho con nghỉ ngơi ở nhà, theo dõi trẻ. Nếu thấy các triệu chứng tăng nặng, cần đưa trẻ đi khám ngay và tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong dùng kháng sinh để phòng các biến chứng sưng phổi, viêm đường hô hấp cấp…

Tags:

Bài viết liên quan