Mẹ và Con - Nằm ngửa bụng cứng khi mang thai là bị gì? Tình trạng bụng bầu căng cứng có nguy hiểm cho thai nhi không? Làm thế nào nếu bị cứng bụng khi mang bầu? Nhìn chung đều là thắc mắc của rất nhiều chị em khi mang thai.

Các cơn gò cứng bụng khi mang thai thực ra khá phổ biến. Tình trạng mẹ bầu nằm ngửa cứng bụng khi mang thai thường xuất hiện nhiều ở tháng thứ 4.

Nếu chị em chưa có kinh nghiệm mang thai sẽ rất dễ lo lắng, không biết điều này có gì bất thường không, em bé có khỏe mạnh không. Để hiểu thêm về tình trạng cứng bụng khi mang bầu thì mẹ xem qua bài viết này nhé.

Nguyên nhân nằm ngửa bụng cứng khi mang thai

Thông thường, chúng chỉ kéo dài 30 giây – 2 phút. Đây là một trong những cơ chế vận hành bình thường của cổ tử cung. Những cơn gò không gây đau, mà chỉ hơi khó chịu. Còn nguyên nhân cụ thể dẫn tới cơn gò, bụng căng cứng khi mang thai thì khá nhiều:

Đau dây chằng tròn

Khi mang thai thì tử cung giãn to tạo áp lực lên cơ thể khiến cơ và dây chằng phải căng ra. Điều này dẫn tới các cơn đau dây chằng tròn. Nhất là khi thai đã khá to thì các cơn cứng bụng khi mang bầu diễn ra càng thường xuyên. Các cơn đau có thể kéo dài từ bụng hoặc vùng hông đến háng và kèm các triệu chứng:

  • Bụng bầu căng cứng
  • Đau nhức khắp người, đặc biệt là vùng hông bẹn
  • Các cơn đau buốt xuất hiện khi đổi tư thế, nhất là khi đứng dậy sau khi ngồi hoặc nằm quá lâu.

Táo bón khi mang thai

Rất nhiều chị em đều gặp vấn đề táo bón khi mang thai này. Nguyên nhân chính là do hormone thay đổi khiến thức ăn ở lại lâu hơn trong ruột. Chưa kể đến nhu cầu bổ sung sắt cao nên sắt trong một số viên uống bổ sung có thể làm cứng phân, khó đi vệ sinh hơn.

Tình trạng này không chỉ làm mẹ bị bất tiện mà còn có thể gây ra các cơn cứng bụng khi mang bầu và thậm chí là chuột rút, đau như bị cắt vào bụng.

nằm ngửa bụng cứng khi mang thai là do táo bón

Cơn co thắt Braxton Hicks

Các cơn co thắt, cơn gò tử cung xuất hiện nhiều từ tháng 4 thai kỳ. Chúng được gọi tên là co thắt Braxton-Hicks, co thắt thực hành hoặc chuyển dạ giả. Bởi vì bắt đầu từ tuần 17 – 18 là tử cung sẽ “tập dượt” để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sau này.

Có một số hoạt  động sẽ gia tăng tần suất xuất hiện của các cơn co thắt, khiến tình trạng nằm ngửa bụng cứng khi mang thai trầm trọng thêm:

  • Em bé vận động mạnh
  • Khi mẹ buồn tiểu mà chưa đi vệ sinh nên bàng quang còn đầy
  • Quan hệ tình dục hoặc đạt cực khoái
  • Do mất nước
  • Do mẹ bầu làm việc vất vả và nghỉ ngơi không đủ

Các cơn co thắt này hoàn toàn bình thường vì mục đích là để chuyển dạ và sinh nở dễ dàng hơn. Chị em chỉ cần chú ý, cơn co thắt Braxton-Hicks khác với các cơn gò tử cung dọa sinh non, đây là đặc điểm của chúng:

  • Kéo dài 30-60 giây, lâu nhất cũng chỉ dài 2 phút
  • Không kèm theo cảm giác đau đớn, chủ yếu là mẹ thấy khó chịu, căng tức
  • Xảy ra không thường xuyên, không đoán trước được nhưng thường xuất hiện khi nằm ngửa.
  • Đặc biệt là không tăng tần suất, không tăng thời gian căng cứng cũng như cường độ co thắt như khi chuyển dạ sinh con

Cứng bụng khi mang bầu có nguy hiểm không?

Bụng bầu to ra và căng lên dần theo thời gian mang thai. Điều này rất bình thường bởi thai nhi càng lớn thì mẹ càng phải căng mình ra để giữ bé và cho con đủ không gian phát triển. Tình trạng nằm ngửa bụng cứng khi mang thai theo đó cũng xuất hiện và thường không gây nguy hiểm.

nằm ngửa bụng cứng khi mang thai không gây nguy hiểm

Những cơn gò cứng bụng khi mang thai bình thường do các nguyên nhân đã nếu bên trên. Tuy nhiên, nếu bụng bầu căng cứng nhiều hơn, tần suất dày hơn nhất là khi nằm ngửa thì mẹ hãy chú ý theo dõi xem:

  • Nằm ngửa bụng cứng khi mang thai mà thay đổi tư thế như nằm nghiêng thì hết cứng bụng hoặc căng cứng nhưng không đau thì đó là bình thường.
  • Nếu nằm ngửa bụng bầu căng cứng mà còn có các cơn gò theo nhịp, các cơn đau quặn thắt thì phải cẩn trọng, đó là dấu hiệu chuyển dạ sớm, dọa sinh non nguy hiểm. Đặc biệt là bụng bầu căng cứng, đau càng lúc càng dữ dội, đau âm ỉ bụng dưới, dồn dập và cơn đau tăng dần lại còn kèm với ra dịch nhầy âm đạo hoặc vỡ ối sớm thì mẹ phải đến bệnh viện ngay.

Làm gì để tránh nằm ngửa bụng cứng khi mang thai?

Có thể thấy, tình trạng cứng bụng khi mang bầu không phải lúc nào cũng nguy hiểm nên không có liệu trình điều trị cụ thể. Chủ yếu là mẹ bầu thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống chẳng hạn như:

  • Uống nhiều nước, từng ngụm nhỏ khi bụng căng cứng, vừa giúp ngăn ngừa mất nước vừa giúp tiêu hóa tốt hơn, ngừa táo bón.
  • Mẹ bầu tuyệt đối không nên nhịn tiểu.
  • Thay đổi tư thế khi nằm nếu nằm ngửa bụng cứng khi mang thai.
  • Đổi tư thế đứng lên, nằm xuống vì có thể bạn đang dùng tư thế gây áp lực lớn lên tử cung khiến bụng căng cứng.
  • Tắm vòi sen, tắm bồn nước ấm để thư giãn
  • Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng khi mang thai như thiền, các tư thế yoga cho bà bầu
  • Chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều chất xơ để ngừa táo bón
  • Hạn chế quan hệ tình dục khi mang thai nếu thường xuyên bị căng cứng bụng.

nằm ngửa bụng cứng khi mang thai cần thay đổi tư thế ngủ

Thay đổi tư thế nằm nếu nằm ngửa bụng cứng khi mang thai, mẹ nhé

Ngoài ra, hãy theo dõi cơ thể để đến khám ngay khi cơn gò xuất hiện kèm các triệu chứng:

  • Chảy máu âm đạo.
  • Bụng căng cứng liên tục và cơn đau buốt không giảm
  • Co thắt mạnh 30-60 giây mỗi năm phút
  • Mẹ có vấn đề về chuyển động, phối hợp tay chân hoặc bị hoa mắt chóng mặt

Tư thế nằm phù hợp khi mang thai

Khi mang thai từ 20 tuần trở đi thì mẹ nên hạn chế nằm ngửa vì tử cung nặng có thể chèn ép động mạch chủ, khiến máu cung cấp cho bé bị giảm. Tư thế ngủ cho mẹ bầu lúc này là nằm nghiêng, và nghiêng về bên trái. Ngoài ra cũng có thể đầu tư các loại gối ngủ dành riêng cho phụ nữ mang thai để có giấc ngủ ngon, hạn chế đau mỏi cơ thể.

Nhìn chung, nằm ngửa bụng cứng khi mang thai phần lớn là hiện tượng bình thường. Nếu mẹ bị cứng bụng thì tốt nhất là đổi tư thế nằm và theo dõi các dấu hiệu cơ thể khác. Đừng quên khám thai định kỳ để được tư vấn chính xác và kịp thời mẹ nhé.

Bài viết liên quan