Mẹ&Con - Tâm lý chung của các chị em khi nghe đến chuyện khen chồng là“ối giời, vẽ chuyện, người nhà cả rồi còn bày đặt khách sáo làm gì mà khen với chả ngợi”, hoặc quá lắm lại thành “ổng có gì hay ho đâu mà khen? Chê còn không hết, khen gì mà khen chứ”. Thế thì đừng thắc mắc tại sao chồng mình lại khô khan, lười nhác, không biết chiều vợ, gia đình gì mà chẳng ấm áp chút nào. 6 bí quyết giữ chồng Giận chồng bỏ về nhà mẹ đẻ Khi vợ chồng cùng nhau “học nói”

Vấn đề bây giờ là phải khen chồng như thế nào mới được gọi là “biết khen”? Không phải cứ hở ra là khen, gặp gì cũng khen là tốt đâu nhé, vì sẽ phản tác dụng, lời khen thành sáo rỗng, chồng sẽ thấy vợ mình sao mà “giả” thế không biết, gia đình lại càng xào xáo lục đục thêm.

muon-duoc-hanh-phuc-phai-biet-khen-chong

1. Những điều cần tránh trong khi khen

– Không tâng bốc quá lố: Nên nhớ khen chỉ là nói quá sự thật 1 chút về những ưu điểm, việc tốt mà chồng đã làm hoặc chỉ cần nói đúng sự thật vào đúng lúc. Khen không phải là sự tâng bốc nói không thành có. Chẳng hạn, nếu anh chồng vốn tính lười nhác, bỗng dưng một hôm đẹp trời lại đi lau nhà thì tuyệt đối đừng khen theo kiểu: “Trời ơi, anh tuyệt vời quá, anh là người siêng nhất nhà rồi đấy”. Khen kiểu này nhất định chồng sẽ cảm thấy như bị chửi xéo (vốn lười nhất lại được khen siêng nhất, chẳng phải đang bị vợ chửi xéo thì còn gìnữa???). Thay vì vậy, vợ hãy thỏ thẻ thế này: “Em vừa định lau nhà thì anh đã làm giúp rồi, may nhờ có anh. Chồng em hôm nay dễ thương quá chừng chừng”.

– Chú ý giọng điệu khen: Khen ngợi xuất phát từ sự thật lòng nên giọng điệu khi khen cũng nhất định phải dịu dàng, thỏ thẻ, vui vẻ, chứ khen mà cứ cao giọng chẳng khác nào đang mắng mỏ. Tuyệt đối khen là khen chứ không vừa khen vừa mỉa mai như kiểu: “Hôm nay mặt trời mọc đằng tây hay sao mà anh siêng thế, biết lau nhà nữa kìa”.Thay vì vậy hãy dùng giọng điệu vui vẻ mà thật lòng khen: “Chồng em lau nhà sạch thật đấy, chỗ góc khuất kia em cố mãi mà chẳng lau được, chỉ có anh mới rướn tay lau được góc bụi đó. Em lau chẳng sạch bằng anh rồi”.

– Khen đúng việc, không phung phí lời khen: Cần phân biệt rõ khen và nịnh là hoàn toàn khác nhau. Nịnh mang hàm ý không thật “vẽ rắn thêm chân”, còn khen mang ý nghĩa tích cực là vợ nhận ra điểm tốt của chồng, như thế mới khiến chồng phải cố gắng hoàn thiện hơn. Thật sự là chồng làm được việc (dù là nhỏ) cũng có thể vịn vào đó để khen, chứ đừng bao giờ nghĩ hễ khen chồng là tốt, chuyện gì đem ra khen cũng tốt hết đâu, tối kỵ nhất là đem khuyết điểm của chồng ra mà khen.

muon-duoc-hanh-phuc-phai-biet-khen-chong

2. Không chỉ khen trước mặt chồng

Khen trước mặt chồng đã đem lại hiệu quả tích cực làm tốt hơn mối quan hệ, là điều các chị em nên làm. Đồng thời, hãy nâng lên một tầm cao mới khi vợ biết“làm sang cho chồng” trước mặt người khác. Những lúc như thế, không chỉ bạn đang làm đẹp mặt chồng mà còn đang nâng tầm của bạn lên (vì bạn thật may mắn và hạnh phúc khi có một người chồng đáng khen đến vậy). Chẳng hạn như, bạn có thể khen với gia đình nhà chồng về những điểm tốt của anh ấy. Kể cả khi dẫn chồng về nhà mẹ đẻ, hoặc gặp bạn bè cũng hãy biết khen chồng nhé. Nếu cảm thấy khen thẳng thì ngại, vậy bạn có thể chọn giải pháp khen một cách nửa đùa nửa thật cũng đủ làm mát lòng chồng trước mặt người khác rồi nhé: “May mà em gặp được anh ấy đấy, chứ không thì có lẽ đến tận bây giờ vẫn còn lông bông, gia đình chưa đâu đến đâu”.

Tags:

Bài viết liên quan