Mẹ và Con - Ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có những món đồ chơi riêng, vừa giúp con thư giãn, vừa học hỏi nhiều điều. Theo đó, bố mẹ có thể tìm hiểu thêm và chuẩn bị cho con những trò chơi phát triển trí tuệ sau đây:

Bên cạnh các món tả, sữa, quần áo, đồ chơi cho trẻ cũng cần được bố mẹ nghiên cứu và chọn lọc kỹ lưỡng. Không chỉ đơn thuần là phương tiện giải trí, mà những trò chơi phát triển trí tuệ này, sẽ giúp con yêu chúng ta kích thích việc rèn luyện trí não. Trong bài viết này, Mẹ và Con sẽ giới thiệu những món đồ chơi thích hợp dành cho bé ở các độ tuổi khác nhau, theo đó mà bố mẹ có thể tìm hiểu thêm và chuẩn bị trước cho con. Đây chắc chắn sẽ là những trò chơi phát triển trí tuệ mà chúng ta không thể bỏ qua.

trò chơi phát triển trí tuệ

Trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ sơ sinh

Những gì mà trẻ sơ sinh cần phát triển ở giai đoạn này đó chính là sự nhận biết về thế giới xung quanh. Do đó mà các loại đồ chơi dành cho bé sơ sinh là những món đơn giản, chủ yếu để tập sử dụng và phát triển các giác quan của mình.

Chúng ta sẽ tập cho trẻ “ngậm”, chạm vào các vật mềm mại, để tăng mật độ tiếp xúc và cảm nhận về tính chất của các loại đồ vật. Lớn hơn tí, vào khoảng 4 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi, trẻ sẽ có khả năng vận động tốt hơn. Giờ đây mẹ có thể cho con chơi với các vật nhẹ như lục lạc, thú bông… để con luyện tập cầm nắm, và giữ đồ vật. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý về kích thước của đồ chơi, để tránh việc bé đưa vào miệng và nuốt vật cứng một cách vô ý thức.

Sau đây là các món đồ chơi dành cho trẻ sơ sinh:

  • Các đồ chơi có tính chuyển động: Các vật thể xoay, lắc trên đầu trẻ khi nằm trong nôi sẽ kích thích thị giác và phát triển khả năng chú ý.
  • Gương: bé sẽ rất thích thú khi được chơi với gương. Con yêu có thể nhận diện từng ngày với sự thay đổi của chính mình, như việc bé sẽ nhận ra những lúc em cười chảy nước miếng, hay những lúc em nhìn chằm chằm vào chính mình qua gương. Qua đó, trẻ sẽ dần có nhận thức về chính mình, những bộ phận trên cơ thể, những biểu cảm linh hoạt của bản thân.  
  • Đồ chơi kéo đẩy: Đây là trò chơi giúp cho trẻ giữ thăng bằng và phát triển cơ bắp khi con bạn chuyển từ giai đoạn bò sang tập đứng lên và đi khập khiễng. Khi trẻ sơ sinh biết được cách đẩy, kéo, chúng sẽ hăng hái luyện tập nhiều hơn và vì vậy mà các cơ cũng phát triển tốt. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bé trong giai đoạn tập đi và làm cho giai đoạn này diễn ra nhanh hơn. 

Trẻ từ 1 – 2 tuổi

trò chơi phát triển trí tuệ

Đây là giai đoạn mà trẻ mới biết đi cũng như là có khả năng tương tác nhiều hơn với đồ vật xung quanh. Chúng thích xếp các khối hình, bắt đầu phân biệt màu sắc và hình dạng của đồ vật. Vì vậy, hãy chọn những đồ chơi có nhiều màu sắc và vui nhộn để bé vừa học, vừa chơi.

Các trò chơi dành cho trẻ ở giai đoạn này:

  • Những quả bóng: Ở tuổi này, cho con chơi với những quả bóng là cách giúp trẻ vận động tốt hơn. Với một quả bóng, con có thể dùng chân để đá, dùng tay để ném, lăn bóng. 
  • Đồ chơi xếp hình: Các bộ đồ chơi xếp hình đơn giản sẽ rất thích hợp cho sự phát triển trí não của trẻ ở độ tuổi này. Trẻ sẽ học được cách sắp xếp đồ vật một cách có logic và tự giải quyết vấn đề linh hoạt hơn
  • Đồ chơi lắp ráp: Đây là dạng trò chơi kích thích sự sáng tạo, khi chơi những món đồ chơi này, con buộc phải suy nghĩ đến hình dạng của những mô hình sắp được tạo thành và bằng cách sắp xếp ra sao để có thể xếp ra mô hình mong muốn.
  • Trò chơi khác: Bếp chơi, bộ dụng cụ bác sĩ và bộ chơi golf giúp trẻ học cách thế giới vận hành bằng cách bắt chước hành động của bạn và những người lớn qua những món đồ chơi thu nhỏ. Những trò chơi này sẽ giúp bé có cái nhìn thực tế và thế giới thực và dạy chúng cách bộc lộ tình cảm bằng cách chăm chút, cho những thứ mà chúng yêu thích.

Trẻ mẫu giáo

Trẻ sơ sinh khám phá đồ vật bằng năm giác quan. Trẻ mới biết đi bắt đầu tìm hiểu cách hoạt động của cơ thể, và cách vận hành của cuộc sống. Đến các trẻ mẫu giáo, các bé sẽ nghĩ mình là người “trưởng thành”, có khả năng làm được tất cả mọi việc trên thế gian. Kiến thức về thế giới của trẻ em ngày càng nâng cao.

Chẳng hạn như nhiều đứa trẻ ở độ tuổi này nghĩ rằng chúng có sức mạnh phép thuật và có thể chiến đấu với “quái vật” để giành chiến thắng, hoặc biến thành công chúa, nàng tiên… Tuy ở tuổi này con đã có nhận thức đầy đủ hơn, nhưng cũng sinh ra nhiều sự mơ mộng xa rời thế giới thực. Vậy  những bậc phụ huynh nên cho con chơi những loại đồ chơi nào để kích thích sự phát triển trí tuệ?

Các trò chơi dành cho trẻ mẫu giáo:

  • Thực hành thủ công: Khi các kỹ năng vận động tốt được cải thiện, các hoạt động như cầm bút màu, vẽ hình ảnh các thành viên trong gia đình, và sử dụng kéo an toàn để cắt và dán giúp tăng cường sự phối hợp, khuyến khích sự sáng tạo và rèn luyện óc thẩm mỹ cho con.
  • Các khối hình và bộ đồ chơi xây dựng: Xây dựng một tòa tháp và tìm ra cách ngăn nó bị lật đổ khuyến khích các kỹ năng giải quyết vấn đề và phối hợp tay mắt. Trẻ mẫu giáo sử dụng trí tưởng tượng của mình để tạo ra các tòa nhà, xe cộ, động vật…. từ các đồ chơi xây dựng đơn giản.
  • Giải các câu đố: Chúng ta có thể cho trẻ giải các câu đố đơn giản, kết hợp thêm màu sắc, con số, chữ cái để trẻ phát huy khả năng tư duy một cách tối đa.

Lời kết

chơi cùng con

Vai trò của ba mẹ trong việc hướng dẫn các cận tiếp cận với trò chơi phát triển trí tuệ và chỉ con cách chơi là rất quan trọng. Chính bạn sẽ là người đầu tiên chỉ cho bé cách chơi với bóng, xếp hình và lắp ráp các mảnh ghép. Và khi bạn ngồi cạnh con mình và vẽ, tô màu hoặc đọc truyện, bạn cho chúng sự chú ý để chúng xây dựng niềm yêu thích học hỏi. Đồ chơi hay các trò chơi dành cho trẻ chỉ là công cụ giúp trẻ phát triển nhưng chính cha mẹ mới là người nuôi dưỡng sự phát triển đó.

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.