Mẹ&Con - Nấm lưỡi tuy không nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài có thể khiến cho bé khó chịu, biếng ăn dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng tới sức khỏe. Cùng Mẹ&Con tham khảo một số cách tưa lưỡi cho trẻ nhỏ cực kỳ hiệu quả dưới đây nhé! Xử lý thế nào khi trẻ bị tưa lưỡi? Dinh dưỡng cho bé 1-2 tuổi Dinh dưỡng cho con theo độ tuổi

 Nấm lưỡi là bệnh thường gặp ở trẻ em và chủ yếu là ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân khiến trẻ bị tưa lưỡi có thể là do hệ miễn dịch kém, hoặc cũng có thể là do lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh. Bệnh do một loại nấm có tên Candida albican sinh sống trong đường ruột. Nấm lưỡi tuy không nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài có thể khiến cho bé khó chịu, biếng ăn dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng tới sức khỏe. Dưới đây là một số cách dân gian chữa tưa lưỡi cho trẻ nhỏ cực kỳ hiệu quả:

Trẻ sơ sinh

Rau ngót

Rau ngót là một loại rau phổ biến, có sẵn trong vườn nhà. Ngoài dùng làm thực phẩm ăn uống, nó còn là phương thuốc hữu hiệu trong việc chữa tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh. Cách làm rất đơn giản: Chỉ lần lấy một nắm rau ngót, rửa sạch, rồi rửa lại bằng nước sôi để nguội sau đó giã lấy nước, dùng khăn (hoặc gạc) thấm vào và rơ lưỡi cho bé. Mẹ có thể làm thừ 2 -3 lần/ngày, sau khoảng 2 ngày bé sẽ hết nấm lưỡi.

Trẻ 6 tháng tuổi

Lá trà xanh

Một số mẹo hay tưa lưỡi hiệu quả cho bé 4

Lá trà xanh chữa tưa lưỡi cho trẻ – Ảnh minh họa

Chỉ cần cho thêm một vài hạt muối vào nước trà xanh là bạn đã có một nguyên liệu tưa lưỡi cho con cực hiệu quả rồi. Tương tự như rau ngót, bạn cũng lấy khăn hoặc gạc thấm vào nước trà xanh và rơ lưỡi cho bé

Trẻ trên 1 tuổi

Lá mít + mật ong

Để rơ lưỡi cho con, mẹ nên chọn những lá mít vàng, mới rụng, đem phơi khô rồi đốt cháy thành than. Sau khi thu được thành quả là bột lá mít, nhỏ vài giọt mật ong, trộn đều và bôi vào phần lưỡi bị tưa 2 – 3 lần/ngày, sau khi ăn tối tiếp tục thực hiện thêm 1 lần nữa.

Thích hợp cho mọi độ tuổi

Muối

Một số mẹo hay tưa lưỡi hiệu quả cho bé 5

Muối thích hơp chữa tưa lưỡi cho trẻ em ở mọi lứa tuổi – Ảnh minh họa

Một nguyên liệu lúc nào cũng có sẵn trong nhà bếp. Bạn có thể pha loãng nước muối đun sôi và để nguội hoặc dùng nước muối sinh lý 0,1% để rơ lưỡi cho con. Tương tự như những cách trên, với nước muối bạn cũng chỉ cần dùng khăn hoặc gạc, nhúng vào và rơ lưỡi cho bé từ trong ra ngoài khoang miệng.

Cỏ nhọ nồi + lá hẹ

Tương tự như các loại lá thông thường, bạn chỉ cần lấy một nắm lá cỏ nhọ nồi và lá hẹ, dã nát, vắt lấy nước và dùng khăn hoặc gạc rơ lưỡi cho con. Làm một ngày 2 – 3 lần, trong vòng 2 ngày bé sẽ khỏi tình trạng tưa lưỡi.

Lưu ý:

– Trước khi rơ lưỡi cho bé, mẹ cần vệ sinh tay thật sạch.
– Tránh hôn lên miệng bé, phòng một số trường hợp nước bọt lây lan
– Trong mật ong có một độc tố gọi là botulium mà bé dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ cao bị ngộ độc. – – Vậy nên cách tốt nhất là với những bé trên 1 tuổi mẹ hãy dùng mật ong để tưa lưỡi nhé!

Tags:

Bài viết liên quan