Mẹ&Con - Sợ trẻ sơ sinh đưa tay lên cào xước da nên các bậc cha mẹ thường mua bao tay và bao chân về đeo cho trẻ. Song nhiều bậc cha mẹ đã làm hại con khi không quan sát kỹ. Cha mẹ bất cẩn, con nguy kịch Tưa miệng: Chuyện nhỏ mà không nhỏ! Cho con một ngày rạng rỡ

Mất ngón chân vì chỉ siết

Con trai chị Hoàng Thúy Mai trú tại Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội buộc phải tháo một ngón chân cho bé vì ngón chân bị hoại tử. Bé Nguyễn Hoàng A. Nhìn vào đôi chân của con, chị Mai ân hận chỉ khóc. Nói về tai nạn đau lòng này, bà mẹ trẻ nước mắt lưng tròng. Khi sinh ra, cháu bé được ông bà và bố mẹ đeo chặt bao tay và bao chân bằng những chiếc túi vải nhỏ mua ở chợ. Chị Mai kể khi vệ sinh cho bé, chị chỉ lau vùng kín và lau người, ít khi để ý đến bàn chân của trẻ. Hai, ba ngày chị mới thay bao đeo chân cho con. Tâm lý tay chân đã được đeo kín, ít khi bẩn nên chị chủ quan. Khi cháu bé khóc quấy, sốt chị lại càng lo chăm sóc chuyện ăn uống. Đến khi bé không đỡ, khóc nhiều hơn, chị mới mang đến phòng khám tư. Lúc bác sĩ động vào chân thấy bé khóc tím tái người, mọi người mới hốt hoảng tháo bao chân ra. Vừa bỏ chiếc bao ra, chân bên trái của bé bị sợi chỉ quấn chặt vài vòng vào ngón chân giữa. Ngón chân tím đen vì bị hoại tử. Ngay lập tức bé được đưa vào khoa Nhi Bệnh viện Việt Đức để các bác sĩ tháo bỏ ngón chân đã hoại tử.

moi-nguy-tu-bao-tay-bao-chan-cua-tre-so-sinh

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng từng tiếp nhận bé Trần Thị Hải Y., Bình Thạnh, TP.HCM bị vòng xiết ngón tay do chỉ của bao tay. Cháu bé mới được 1,5 tháng tuổi. Cha mẹ cháu bé bán hàng ở chợ nên bé Trần Thị Hải Y. được cha mẹ mang theo đến chỗ làm. Do tính chất công việc ở chợ nên cha mẹ bé chỉ vệ sinh thân thể bằng cách lau người mà không chú ý đến tay chân. Thấy bé khóc thét cả đêm và quấy không ngủ, người nhà bỏ bao tay ra kiểm tra thì thấy có 1 cọng chỉ của bao tay tưa ra quấn và siết chặt lấy ngón 2 tay trái. Vòng chỉ siết chặt đến nỗi đầu ngón tay của bé thâm tím và sưng đỏ lên. Cha mẹ bé vội đưa bé xuống bệnh viện cấp cứu. May mắn là các bác sĩ đã cắt cọng chỉ siết ngón tay ra kịp thời nên đầu ngón của bé có hồng trở lại. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn cẩn thận lưu bé lại theo dõi thêm liệu ngón tay có nhiễm trùng và hoại tử tiến triển sau đó không do ngón tay của bé bị thiếu máu nuôi cũng khá lâu.

Thường xuyên kiểm tra bao tay, bao chân của trẻ

Trao đổi về vấn đề này, PGS TS Nguyễn Tiến Dũng – Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho biết có nhiều tai nạn đáng tiếc ở trẻ mà nguyên nhân phần lớn do lỗi sơ ý của cha mẹ. Đối với trẻ cần vệ sinh cho bé đầy đủ cả bàn chân, bàn tay. Bác sĩ đã gặp trường hợp trẻ đeo bao tay lâu ngày, bàn tay đứa bé cứ nắm chặt và khi vệ sinh bố mẹ cháu bé không mở bàn tay ra vệ sinh khiến các loại vi khuẩn tích tụ ở trong bàn tay trẻ, bàn tay bị viêm nhiễm, các đường chỉ vân tay sâu hóm, đóng vảy… Bác sĩ Trương Mậu Anh – Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết các bậc phụ huynh khi cho con mình mang bao tay bao chân cần hết sức cẩn trọng vì ngón tay của trẻ nhũ nhi rất nhỏ và mềm, mạch máu nuôi ngón càng nhỏ hơn. Do đó chỉ cần có 1 vật gì chẹn lấy hoặc tì đè ngón quá lâu thì khả năng thiếu máu nuôi dẫn đến hoại tử cho đầu ngón rất dễ xảy ra.

moi-nguy-tu-bao-tay-bao-chan-cua-tre-so-sinh

Khi đeo bao tay bằng len, bằng vải giữ ấm cho bé, cha mẹ nên đặc biệt chú ý thường xuyên mở bao tay kiểm tra đầu ngón bé có bị vướng, bị kẹt chỉ tưa ra. Ngoài ra, do bé còn quá nhỏ nên đôi khi chỉ phản ứng bằng cách quấy khóc, bỏ bú. Gặp các trường hợp như vậy, cha mẹ cũng nên kiểm tra bao tay, bao chân xem có vấn đề gì không. Ở nước ngoài quần áo, bao tay, vớ… cho trẻ sơ sinh, các đường may người ta thường lộn ra mặt ngoài nhằm tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Ở Việt Nam chưa có các đồ như vậy thì các bậc cha mẹ có thể áp dụng biện pháp là cho bé mang bao tay, vớ lộn mặt trong ra ngoài, như vậy sẽ an toàn cho bé hơn.

Tags:

Bài viết liên quan