Mẹ&Con – Sau ung thư vú, ung thư phổi và ung thư gan, ung thư cổ tử cung được xếp vào hàng thứ 4 trong 25 loại ung thư hay gặp nhất ở phụ nữ. Gặp những dấu hiệu này, có thể bạn đã mắc ung thư cổ tử cung Thụt rửa âm đạo khiến bạn bị ung thư cổ tử cung đấy 6 thói quen khiến bạn sớm rước bệnh ung thư cổ tử cung về

Mỗi ngày nước ta có 7 người tử vong do ung thư cổ tử cung 4

 Chị em nên tiêm vắc xin để ngừa các chủng vi rút HPV. (Ảnh minh họa)

Căn bệnh quái ác, ung thư cổ tử cung không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc mà còn gây khó khăn trong đời sống vợ chồng. Bệnh có thể tước đi thiên chức làm mẹ của người phụ nữ, thậm chí là gây tử vong nếu không được phát hiện sớm.

Có khoảng 37,7 triệu nữ giới trên 15 tuổi có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Trong đó, phụ nữ sau tuổi 40 có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất. Theo thống kê, riêng tại Việt Nam, mỗi ngày có đến 7 người tử vong do căn bệnh này.

Theo các nhà khoa học, có đến 95% trường hợp bị ung thư cổ tử cung là do vi rút HPV, một loại vi rút gây u nhú ở người gây ra. Loại vi rút này lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục hoặc lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ. Nguy hiểm hơn, khi loại vi rút này có thể “trú ngụ” trong cơ thể hàng chục năm, trước thời điểm bệnh có dấu hiệu khởi phát.

Đối với nữ giới, vi rút HPV có thể gây ra bệnh ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo. Còn đối với nam giới, HPV gây ung thư dương vật, mụn cóc sinh dục hay còn gọi là sùi mào gà, ung thư hầu họng, hậu môn ở cả nam và nữ.

Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã phát hiện hơn 100 chủng HPV gây bệnh ở người. Đặc biệt, chủng HPV 16 là loại nguy hiểm nhất, chiếm gần 50% các trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung dễ bị bỏ qua, chị em cần đặc biệt chú ý:

– Chảy máu âm đạo bất thường.

– Thường xuyên đau vùng xương chậu.

Dịch âm đạo bất thường: Dịch có màu đục, mùi hôi…

– Luôn cảm thấy mệt mỏi, kém linh hoạt, lười vận động.

– Thay đổi thói quen đi tiểu.

Để phòng bệnh ung thư cổ tử cung, nữ giới trong độ tuổi 9-26, dù đã quan hệ tình dục hay chưa đều nên tiêm vắc xin ngừa các chủng vi rút HPV. Sau độ tuổi này, nên có đời sống tình dục an toàn, kiểm tra phụ khoa định kỳ hàng năm và làm xét nghiệm PAP thường niên hoặc hai năm một lần.

Tags:

Bài viết liên quan