Mẹ và Con - Mệt mỏi kiệt sức có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do bệnh lý hoặc thậm chí là do sức khỏe tinh thần của bạn. Cùng tìm hiểu ngay những yếu tố đã "rút cạn năng lượng" của chúng ta bạn nhé!

Bạn lờ đờ, mệt mỏi kiệt sức và không thể tỉnh táo để tập trung cho bất cứ hoạt động nào trong ngày? Bạn chỉ muốn ngủ và nằm dài tại chỗ và cảm thấy thiếu năng lượng? Đây chính là các lý do khiến bạn luôn mệt mỏi kiệt sức!

Tại sao bạn có thể cảm thấy mệt mỏi kiệt sức mọi lúc?

Cảm giác mệt mỏi kiệt sức phổ biến đến mức nó có từ tiếng Anh viết tắt riêng gọi là TATT, tức là “tired all the time”, lúc nào cũng mệt mỏi. Tất cả chúng ta đều có thể cảm thấy mệt mỏi vào một thời điểm nào đó, chẳng hạn như sau một ngày dài ở công ty và làm việc hết năng suất.

Tuy nhiên, việc mệt mỏi kiệt sức kéo dài là một vấn đề hoàn toàn không bình thường. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục và tận hưởng cuộc sống của bạn. Nguyên nhân mệt mỏi kiệt sức kéo dài có thể là do tâm lý, hoặc do sức khỏe thể chất của bạn đang ở mức báo động hoặc do lối sống của bạn chưa khoa học.

Xem thêm: Tự nấu ăn tại nhà – liệu pháp chữa lành tâm hồn vào những ngày mệt mỏi

Nguyên nhân tâm lý gây mệt mỏi kiệt sức

Nguyên nhân tâm lý thường phổ biến hơn nhiều so với nguyên nhân thể chất. Hầu hết các nguyên nhân tâm lý dẫn đến ngủ kém hoặc mất ngủ, cả hai đều gây ra mệt mỏi vào ban ngày.

Các nguyên nhân tâm lý gây mệt mỏi kiệt sức bao gồm:

Căng thẳng

Những căng thẳng của cuộc sống hàng ngày có thể khiến hầu hết chúng ta lo lắng vào một lúc nào đó. Thậm chí, cả những sự kiện tích cực, chẳng hạn như chuyển nhà hoặc kết hôn, cũng có thể gây ra căng thẳng.

mệt mỏi

Sốc tình cảm

Sự mất mát hoặc một mối quan hệ tan vỡ có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi kiệt sức. Đây là tình trạng sốc tình cảm, xảy ra khi bạn đứng trước một sự thay đổi lớn trong tình yêu và hôn nhân của mình.

Trầm cảm

Nếu bạn cảm thấy buồn bã, suy sụp và thiếu năng lượng, đồng thời thức dậy trong tình trạng mệt mỏi kiệt sức, đây có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Căn bệnh tâm lý này có thể bào mòn bạn, khiến bạn mất hứng thú với mọi việc xảy ra và luôn trong tình trạng uể oải.

Rối loạn lo âu

Nếu bạn thường xuyên có cảm giác lo lắng không kiểm soát được, bạn có thể mắc chứng rối loạn lo âu. Cùng với cảm giác lo lắng và dễ cáu kỉnh, tức giận, những người bị rối loạn lo âu thường cảm thấy mệt mỏi kiệt sức mà không rõ lý do.

rối loạn lo âu

Nguyên nhân thể chất gây mệt mỏi và kiệt sức

Có một số tình trạng sức khỏe có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức. Các yếu tố này bao gồm:

  • Thiếu máu thiếu sắt
  • Suy giáp
  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Mang thai, đặc biệt là trong 12 tuần đầu tiên (tam cá nguyệt thứ nhất)
  • Thừa cân hoặc béo phì (cơ thể bạn phải làm việc nhiều hơn để thực hiện các hoạt động hàng ngày)
  • Thiếu cân (sức mạnh cơ bắp yếu có thể khiến bạn dễ mệt mỏi hơn)
  • Đang thực hiện các phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn như xạ trị và hóa trị
  • Ngộ độc khí carbon monoxide
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh

Lối sống gây mệt mỏi kiệt sức

Ngày nay, chúng ta thường cố gắng nhồi nhét quá nhiều thứ vào cuộc sống hàng ngày để cố gắng có một ngày hiệu suất nhất. Chúng ta làm việc cả một ngày dài, sau đó trở về nhà và cố gắng có những cuộc hẹn cùng bạn bè để cải thiện các mối quan hệ xã hội, nhận thêm các công việc ngoài giờ để tăng thêm thu nhập cá nhân.

Và để cố gắng duy trì mọi thứ, đôi khi chúng ta uống quá nhiều rượu hoặc caffeine, hoặc ăn các món ăn vặt có đường và nhiều chất béo. Thậm chí, chúng ta ăn khi đang di chuyển từ bãi giữ xe đến văn phòng, ăn khi đang ngồi trên xe buýt, vừa ăn vừa làm và chẳng thể ngồi xuống và từ tốn thưởng thức một bữa ăn bình thường.

kiệt sức

Các nguyên nhân lối sống chính gây nên tình trạng mệt mỏi kiệt sức mà bạn đang gặp phải bao gồm:

Rượu bia

Uống quá nhiều rượu bia và thức uống có cồn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Bạn có thể cảm thấy lờ đờ, uể oải, không tập trung làm bất cứ việc gì.

Tập thể dục 

Tập thể dục quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng đến mức độ mệt mỏi của bạn. Nếu bạn ít vận động, bạn sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng. Ngược lại, những người tập thể dục quá nhiều cũng rất dễ bị kiệt sức.

Dùng nhiều caffeine

Những người dùng quá nhiều caffeine có trong trà, cà phê, cola và nước tăng lực có thể bị mất ngủ và rơi vào trạng thái mệt mỏi kiệt sức.

Thường xuyên làm ca đêm

Những người làm việc ban đêm thường thấy họ dễ mệt mỏi kiệt sức hơn. Tình trạng mệt mỏi sẽ càng nghiêm trọng nếu bạn phải thay đổi luân phiên giữa ca đêm và ca ngày liên tục.

bị mệt mỏi kiệt sức

Làm sao để hạn chế được tình trạng kiệt sức, mệt mỏi?

Nhìn chung, việc thay đổi thói quen, lối sống rất quan trọng để bạn giữ được sức khỏe tốt. Một số bí quyết giúp bạn tránh bị hút cạn năng lượng bao gồm:

Duy trì thói quen sống lành mạnh

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cố gắng tập thể thao vừa sức (khoảng 30-45 phút cho mỗi lần tập), ngủ đủ giấc và tránh thức quá khuya. Tuyệt đối không uống quá nhiều rượu bia, trà, thức uống chứa cồn hoặc caffeine.

Giữ cho tâm trạng được vui vẻ, thoải mái

Điều này vô cùng quan trọng với những ai muốn tránh khỏi cảm giác mệt mỏi kiệt sức. Hãy cố gắng nghỉ ngơi, cân bằng giữa làm việc và thư giãn giải trí. Nếu đang gặp các vấn đề tâm lý, hãy tìm đến các chuyên gia để được tư vấn và giải tỏa.

Ngoài ra, có thể chia sẻ, trò chuyện nhiều hơn với bạn bè, người thân xung quanh cũng như cố gắng tránh khỏi các mối quan hệ độc hại có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn.

Điều trị các bệnh lý đang gặp

Nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, không nên chủ quan để bệnh kéo dài làm tăng khả năng mệt mỏi kiệt sức. Hãy cố gắng để điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi kiệt sức vì một nguyên nhân cơ bản nào đó như tình trạng bệnh lý hoặc thiếu hụt dinh dưỡng, hoặc do lối sống chưa phù hợp. Tốt nhất, hãy lắng nghe cơ thể, tìm nguyên nhân thật sự khiến bạn cạn kiệt năng lượng và tìm cách khắc phục bạn nhé!

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.