Những thực phẩm vàng cho bé ăn dặm
Trong khoảng từ 4-6 tháng tuổi, mẹ nên tập cho bé ăn dặm để bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết. Ban đầu, để giúp bé làm quen với thức ăn đặc mẹ có thể cho bé ăn bột ăn dặm được làm từ ngũ cốc, bột gạo, bột yến mạch hoặc bột lúa mạch đều được. Hoặc mẹ cũng có thể tự xay bột gạo cho bé ăn tùy theo khả năng của mỗi mẹ. Khi pha bột, mẹ nhớ pha loãng, sền sệt, không nên quá đặc vì hệ tiêu hóa của bé vẫn đang quen với chất lỏng. Nên nếu cho bé ăn đặc ngay sẽ làm bé rối loạn hệ tiêu hóa.
Chỉ nên cho bé ăn bột không nên cho bé ăn trái cây hoặc rau củ quá sớm
Ngoài ra, mẹ cũng có thể xay nhuyễn một số loại rau củ như bí đỏ, khoai lang, khoai tây… để tập cho bé ăn dặm cũng tốt. Tuy nhiên, khi cho bé ăn rau củ mẹ nên theo dõi sức khỏe của bé thường xuyên. Nếu bé có dấu hiệu bị nôn, ói hoặc dị ứng thì mẹ nên ngừng cho bé ăn. Và nên cho bé đi khám bác sĩ để được tư vấn thêm.
Khi bé quen dần với bột ăn dặm, mẹ bắt đầu xay thêm một số rau củ như khoai lang, khoai tây, bí đỏ, cho vào bột ăn dặm của bé. Hoặc mẹ cũng có thể dùng nước hầm rau củ, dùng sữa để pha bột cho bé đều được.
Lưu ý: Một số thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ như đậu phộng, trứng, tôm cua và một số loại hải sản khác. Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa bò và các chế phẩm được làm từ sữa bò như phô mai… Ngoài ra, cũng không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong.
Cho bé ăn dặm đúng cách
Cho bé ăn chung với gia đình
Vì bé vẫn quen với sữa, nên lần đầu tiên cho bé ăn bột, bé sẽ không có hứng thú với thức ăn mới. Lúc này, mẹ vẫn nên cho bé uống thêm sữa hoặc bú sữa mẹ sau đó mới cho bé ăn ½ thìa. Khi ăn mẹ nên tạo không khí vui vẻ, mẹ có thể chọn những chiếc thìa ngộ nghĩnh có hình thú vui mắt để kích thích bé ăn.
Những ngày đầu tập cho bé ăn dặm sẽ không dễ dàng nhưng mẹ phải kiên trì
Và cách dễ dàng nhất là mẹ nên cho bé ăn chung với cả gia đình. Khi cho bé ăn chung với cả nhà, quan sát tất cả các thành viên trong gia đình đang ăn sẽ khiến bé thích thú với việc ăn. Từ đó, giúp bé dễ dàng làm quen và thích bột ăn dặm hơn.
Cho bé làm quen với thức ăn mới từ từ
Trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt vì thế khi làm quen với thức ăn mới trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa hoặc dị ứng. Vì thế, mẹ nên cho bé làm quen món ăn mới từ 3-5 ngày, để hệ tiêu hóa của bé làm quen dần. Và khi chuyển sang thức ăn mới mẹ nên theo dõi bé, nếu bé có biểu hiện nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, dị ứng… thì nên cho bé ngừng ngay thức ăn đó trong vòng 1-2 tháng. Sau đó, mới cho bé ăn trở lại. Nếu bé vẫn tiếp tục bị dị ứng thì nên cho bé đi bác sĩ.
Vẫn cho bé bú mẹ hoặc uống sữa ngoài
Trong giai đoạn tập cho bé ăn dặm, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho bé. Vì thế, mẹ vẫn phải duy trì việc cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa ngoài. Trẻ từ 9-12 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn 3 bữa cháo và bú thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Không nên ép bé ăn quá nhiều
Không nên cho bé ăn quá nhiều
Vì bé vẫn bú sữa mẹ nên vẫn có đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển nên mẹ không nên quá lo lắng mà ép bé ăn quá nhiều. Khi bé không chịu nuốt thức ăn, quay mặt đi nghĩa là bé đã ăn no. Lúc này, mẹ không nên ép bé ăn tiếp nữa vì ăn quá no sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Cho trẻ ăn bốc bằng tay
Cho bé ăn bằng tay
Để bé thích ăn có thể cho bé dùng tay để bốc thức ăn. Với cách này, bé sẽ thoải mái khám phá thức ăn và dễ dàng làm quen với thức ăn mới hơn. Tuy nhiên, lưu ý khi cho bé tự bốc thức ăn mẹ nên quan sát để tránh thức ăn bám vào lỗ mũi gây nghẹt mũi bé hoặc bé có thể bị nghẹn.
Theo webmd