Mẹ&Con - Không ai muốn bị trao nhầm con khi đi sinh ở bệnh viện. Tuy không mong muốn, nhưng đã có rất nhiều trường hợp đáng thương xảy ra... Vụ trao nhầm con ở Bình Phước: 2 gia đình làm bữa cơm đoàn viên đầu tiên Thanh Hóa: Bệnh viện trao nhầm con chỉ vì cha mẹ trắng trẻo, con ngăm đen

Chỉ vì bị trao nhầm con, không ít các gia đình rơi vào tình huống éo le, dở khóc dở cười hay thậm chí là tan vỡ. Trao nhầm một đứa trẻ, đồng nghĩa với việc trao nhầm cả một cuộc sống, một tương lai. Làm thế nào để tránh rơi vào trường hợp đen đủi này? Chắc chắn các chị em phụ nữ, nhất là những người sắp sinh đẻ rất quan tâm. 

Dù hiện nay các bệnh viện đã có những phương pháp khoa học tiên tiến, hạn chế hết mức tình huống trao nhầm trẻ sơ sinh, chẳng hạn như đeo vòng đánh số; viết số lên đùi bé; đeo vòng ghi đầy đủ thông tin của mẹ và con… Nnhưng vẫn không khiến các bậc phụ huynh khỏi xót xa khi có quá nhiều trường hợp trao nhầm con được đăng tải trên báo chí, truyền hình.

Trên các diễn đàn, khá nhiều chị em tập hợp lại cùng nhau tìm ra cách giải quyết tình huống chẳng may này. Dưới đây là những cách chống nhầm được nhiều phụ huynh chia sẻ nhất. Mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau, để tránh việc con mình bị trao nhầm ngay khi vừa mới sinh ra.

Mẹo hay phòng ngừa tình trạng trao nhầm con trong bệnh viện 5

Trao nhầm một đứa trẻ, đồng nghĩa với việc trao nhầm cả một cuộc sống, một tương lai. (Ảnh minh họa)

Tạo sự khác biệt cho con

Khi mới sinh, hầu như bé nào cũng có khuôn mặt, nước da giống nhau nên việc nhìn kĩ hoặc chụp hình khuôn mặt con để nhớ không hề khả thi. Nếu vậy, phụ huynh hãy tạo sự khác biệt cho con bằng cách cột ngay cho bé một chiếc vòng dâu ở tay. Theo quan niệm dân gian, vòng dâu vừa có tác dụng tránh mồ hôi trộm lại trừ tà nên rất có lợi cho trẻ nhỏ.

Dùng bút lông đánh dấu

Bạn có thể dễ dàng mua loại bút lông dầu này tại các cửa hàng văn phòng phẩm, với giá thành chỉ dao động trong khoảng 10 ngàn đồng. Khi em bé vừa chào đời, người nhà nên nhanh chóng ghi một kí tự nào đó bằng bút lông lên chân, tay của bé. Loại bút lông này không hề dễ xóa, phải sau nhiều lần tắm rửa mới mờ dần nên việc trao nhầm con có thể loại bỏ.

Sử dụng dây rút nhựa

Thoạt nghe qua, bạn có thấy cái tên này quen thuộc? Vâng, chính là loại dây rút nhựa hàng ngày khi đi siêu thị, chúng ta vẫn thường được bảo vệ cột lại niêm phong ba lô, túi xách. Dây rút nhựa có một đặc điểm khá tốt, đó là không thể cắn đứt hay tháo rời bằng tay mà chỉ có thể dùng kéo cắt đứt.

Cột dây rút nhựa vào tay bé được coi là một trong những giải pháp chống trao nhầm con hiệu quả nhất.

Vật thể xét nghiệm AND

Nếu lo lắng việc đứa trẻ có thể bị tráo nhầm, người nhà sản phụ có thể thực hiện một trong những cách chắc chắn nhất, đó là lưu trữ vật thể xét nghiệm ADN khi cần thiết. Bạn có thể bứt một vài cọng tóc của con, gói lại thật kĩ phòng trường hợp không hay xảy ra sau này.

Tất cả chúng ta đều biết, việc trao nhầm con chỉ là hi hữu và không ai mong muốn điều đó xảy ra. Đừng quá lo lắng về vấn đề này, hãy giữ gìn sức khỏe thật tốt để chuận bị cho ngày lâm bồn mẹ tròn con vuông, chị em nhé!

Tags:

Bài viết liên quan