Mẹ&Con – Chậm nói tức là khả năng ngôn ngữ của trẻ kém hơn so với mốc phát triển thông thường của những trẻ cùng lứa tuổi. Để hỗ trợ trẻ nhanh chóng phát triển ngôn ngữ, Mẹ&Con mách bạn một số biện pháp sau đây: Điểm mặt những dấu hiệu trẻ chậm nói Bí quyết giáo dục con ngay từ khi chào đời giúp bé thông minh và cứng cáp 5 điều bạn nên dạy con gái

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói:

Trẻ chậm nói có thể do những trục trặc ở bộ phận phát âm như cổ họng, lưỡi hoặc do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, giáo dục, sự phát triển khiếm khuyết ở não bộ tác động tới khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói:

– Nhận biết theo độ tuổi:

+ 2 tuổi chỉ phát âm hoặc chỉ nói vài từ đơn, chưa nói từ đôi chỉ người, vật, đồ vật.

+ 3 tuổi chưa nói được những câu ngắn (khoảng 4 – 5 từ). Chưa trả lời được những câu hỏi chứa thông tin cá nhân đơn giản như họ tên? tuổi? trường lớp của trẻ.

+ 4 tuổi chưa nói được câu có 5 – 8 từ. Chưa đặt câu hỏi: Tại sao? Ai đó? Ở đâu?

+ 5 tuổi chưa biết kể lại những câu chuyện diễn ra hàng ngày. Chưa dùng được câu tương lai với từ “sẽ”.

– Có biểu hiện không vui, dễ dàng cáu giận, hay khóc hoặc nhút nhát, bám mẹ.

– Không chơi với ba mẹ hoặc với các bạn, hay đánh hoặc giành đồ chơi với bạn.

Bố mẹ cần làm gì khi con chậm nói?

Dành thời gian xác định loại ngôn ngữ con bạn dễ tiếp thu nhất.

Mẹo hay giúp bố mẹ hỗ trợ trẻ chậm nói 5

Dành thời gian cho con là một trong những bước quan trọng đầu tiên trong tiến trình tập nói của trẻ. (Ảnh minh họa)

Việc chăm sóc cho trẻ chậm nói là một quá trình lâu dài, cần phải có một kế hoạch cụ thể. Có nhiều loại hình ngôn ngữ như ngôn ngữ thực hiện bằng lời nói; ngôn ngữ thực hiện bằng cử chỉ, hành động; ngôn ngữ thực hiện bằng âm thanh, phản ứng. Mỗi trẻ khác nhau lại có cơ chế tiếp nhận loại hình ngôn ngữ nhanh hay chậm khác nhau. Do đó, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là xác định loại ngôn ngữ phù hợp với trẻ, những gì mà trẻ có thể làm, xem trẻ đang cố gắng giao tiếp bằng cách nào từ đó xác định loại hình ngôn ngữ phù hợp trong các tình huống khác nhau.

Khi biết trẻ có ý định giao tiếp ta hãy giúp trẻ có khả năng giao tiếp với từng loại thông tin khác nhau. Khi trẻ chỉ có phản ứng, ta vẫn chấp nhận phản ứng của trẻ nhưng cố gắng giúp trẻ chủ động hơn trong giao tiếp.

Hãy quan tâm, chăm sóc, thúc đẩy kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ

Khi con bạn có dấu hiệu chậm nói, bố mẹ cần thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe. Hãy kiên nhẫn với trẻ ngay cả khi trẻ không diễn đạt được những câu đơn giản. Hãy bắt đầu từ những ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, dễ diễn đạt và nói những điều đơn giản, quen thuộc xung quanh.

Cần có các hành động khuyến khích trẻ tập nói bằng những câu động viên khuyến khích và những hành động, cử chỉ trìu mến yêu thương.

Tạo động lực cho trẻ bằng cách luôn tỏ ra sẵn sàng chú ý lắng nghe con nói. Cho con bạn có thời gian để thực hiện những lời trẻ sắp nói và cố gắng hiểu những điều con bạn nói.

Tập cho trẻ biết nghe và phân biệt các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt.

Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ

Những trẻ chậm nói thường không phát âm chuẩn, nói ngọng… Bạn đừng lặp lại từ con nói sai và hãy cố gắng chỉnh sửa cho trẻ trong quá trình giao tiếp với trẻ.

Hãy làm bạn với trẻ

Bố mẹ hãy là một người bạn thực sự của trẻ, cùng trẻ trò chuyện, vui chơi. Người lớn nên tạo ra các tình huống giao tiếp khi ở cạnh trẻ, đặt ra các câu hỏi để trẻ trả lời và ngược lại luôn trả lời khi trẻ có thắc mắc và có nhu cầu trò chuyện.

Tạo hứng thú cho trẻ bằng cách biến những hoạt động hàng ngày thành những trò chơi đơn giản để trẻ tự nguyện giao tiếp chứ không mang tính chất ép buộc, cố gắng.

Không nên cho trẻ xem ti vi quá nhiều, cần kiểm soát thời gian và chương trình ti vi của trẻ. Bố mẹ nên cùng xem với trẻ các chương trình như phim hoạt hình, ca nhạc thiếu nhi và bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.

Hãy tạo môi trường, điều kiện cho trẻ tiếp xúc với nhiều người và nhiều bạn bè đồng trang lứa

Sự phát triển quan hệ với mọi người là một yêu cầu thiết để giúp trẻ học cách giao tiếp. Sự tiếp xúc trực tiếp giữa hai cơ thể là điều kích thích cảm giác nơi trẻ. Từ nhỏ, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường có sự hạn chế trong việc giao tiếp với mọi người, đặc biệt là với những người thân. Vì vậy, trẻ cần được tăng cường các hoạt động tiếp xúc gần gũi với mọi người xung quanh.

Bắt chước là một kỹ năng thiết yếu trong việc giao tiếp, thông qua việc tiếp xúc với mọi người trẻ có thể bắt chước cách diễn đạt bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của người khác.

Thường trẻ thích bắt chước tiếng âm thanh của các động vật, đồ vật xung quanh mình. Nếu có điều kiện, những hoạt động này diễn ra với sự tham gia của các trẻ khác hay với các người thân trong gia đình sẽ giúp trẻ được kích thích, khích lệ phát ra lại các âm thanh đã nghe được.

Mẹo hay giúp bố mẹ hỗ trợ trẻ chậm nói 6

Để trẻ phát triển ngôn ngữ bình thường cần rất nhiều sự kiên nhẫn và niềm tin của bố mẹ. (Ảnh minh họa)

Tiến trình hướng dẫn cho trẻ chậm nói phát triển ngôn ngữ bình thường là một chuỗi các hoạt động kéo dài. Vì vậy, điều quan trọng nhất vẫn là sự kiên nhẫn, lạc quan và niềm tin của bố mẹ dành cho trẻ.

Chúc bạn thành công! 

Tags:

Bài viết liên quan