Mẹ&Con – Do các bộ phận trên cơ thể chưa hoàn thiện nên khi thời tiết thay đổi, phần lớn trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè. Mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng này? Cùng Mẹ&Con tìm hiểu nhé! Cách đối phó với chứng nghẹt mũi an toàn trong thai kỳ Hướng dẫn mẹ cách thông mũi an toàn cho bé khi bị nghẹt mũi Mách mẹ 5 cách thông nghẹt mũi cho bé an toàn

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do nhiều nguyên nhân như cảm lạnh, dị ứng, nhiễm virut gây cảm, trào ngược axit, viêm xoang, nhiễm khuẩn thứ cấp… Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất là do trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Khi bị nghẹt mũi, trẻ sẽ kèm theo các triệu chứng như: khó chịu, quấy khóc, khó thở, thở khò khè… dẫn đến thiếu oxy ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nguy hiểm cho trẻ. Thời gian nghẹt mũi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Nếu nghẹt mũi do một loại virus, các triệu chứng có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày.

trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè thường do nhiều nguyên nhân (Ảnh minh họa).

Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm, nghe rõ nhất khi trẻ thở ra. Khò khè hay gặp nhất ở trẻ dưới 2 – 3 tuổi vì ở lứa tuổi này, phế quản trẻ có kích thước nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh nghẹt mũi

Trẻ bị nghẹt mũi thì mũi thường nghẹt, tắc, thở khó khăn, thở khò khè, khó ngủ, chảy nước mũi; thở bằng miệng, cổ họng khô, rát; hắt hơi, ho, thở dễ hơn khi được bế đứng, nằm cao đầu…

Khi trẻ bị nặng hơn, chất nhày của mũi chảy xuống họng làm trẻ hay nôn trớ, bú khó khăn, bú không được dài hơi, dễ bị sặc…

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi thở khò khè

Vệ sinh mũi, làm thông thoáng mũi: Đây là một trong những cách xử lí vừa đơn giản lại hiệu quả và an toàn, giúp làm mềm vẩy cứng; loãng dịch nhầy, đào thải dịch nhầy ra ngoài; thông thoáng mũi, làm cho trẻ dễ thở, đẩy lùi các mầm bệnh, cải thiện tình trạng sinh hoạt và vận động của trẻ; sát khuẩn nhẹ, an toàn cho niêm mạc mũi, làm giảm và hết nghẹt mũi. Bạn nên vệ sinh mũi cho trẻ từ 3 – 5 lần một ngày, đặc biệt trước khi cho trẻ bú hoặc ăn.

Vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách bằng nước muối sinh lí: Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ mũi, làm sạch mũi. Bạn có thể sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và vệ sinh thật sạch trước và sau khi sử dụng. Nếu trẻ lớn, hướng dẫn trẻ hỉ sạch mũi từng bên đúng cách. Dùng một ngón tay bịt một lỗ mũi, hỉ mũi bên kia và tiếp theo làm ở bên mũi còn lại. Tuyệt đối không hỉ mũi thật mạnh cả 2 bên, việc này sẽ làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ.

Cho trẻ bú thường xuyên: Trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi thường bú kém. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần duy trì lượng sữa đủ cho bé bằng cách cho trẻ bú nhiều lần bất cứ khi nào trẻ muốn. Khi cho trẻ bú, bế trẻ ở tư thế thẳng, nằm thì kê cao gối và vệ sinh tai mũi họng thường xuyên trước và sau khi bú.

Tắm hơi cho trẻ: Đặt trẻ vào phòng tắm, bật nước nóng ở nhiệt độ vừa phải và ngồi cùng trẻ. Khi cho trẻ ngồi thở trong hơi nước nóng, hơi nóng sẽ làm thoát đờm dãi trong ngực giúp đường thở thông thoáng.

Hỗ trợ bằng tinh dầu bạc hà: Mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào giường, chăn, gối hay quần áo của trẻ để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi bị nghẹt mũi. Tuy vậy, mẹ không nên quá lạm dụng vì tinh dầu bạc hà có thể sẽ khiến trẻ bị bỏng.

vệ sinh mũi cho bé

Vệ sinh mũi đúng cách cho trẻ để giúp trẻ hết nghẹt mũi thở khò khè (Ảnh minh họa).

Đảm bảo chế độ ăn uống của trẻ cung cấp đầy đủ lượng nước cơ thể cần: Khi trẻ bị nghẹt mũi thở khò khè thì thường phải thở bằng miệng, nên có thể làm trẻ bị mất nước. Nên cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây hoặc các loại nước khác giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Mẹ tuyệt đối KHÔNG dùng miệng để hút mũi cho trẻ. Việc làm này không vệ sinh và có nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh khác. Ngoài nước muối ra, mẹ không nên dùng các loại thuốc nhỏ mũi không rõ nguồn gốc cũng như các loại thuốc chưa được sự chỉ định của bác sĩ vì có thể gây ngộ độc.

Nếu hiện tượng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè kéo dài với mức độ ngày càng nặng hơn, đã áp dụng các biện pháp khắc phục trên mà vẫn không hết thì mẹ nên đứa trẻ đến bệnh viện để khám và xác định nguyên nhân cũng như có cách điều trị hợp lý.

Tags:

Bài viết liên quan