Giãn tĩnh mạch chi dưới (hay còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch chân) là một bệnh lý không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức về đêm gây khó ngủ, mất ngủ.
Đặc biệt, nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách, bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu về các mẹo phòng ngừa và điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà nhé!
Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch sao cho đúng cách?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch là do sự gia tăng áp lực máu ở tĩnh mạch sâu vùng chân và các cơ quan khác gây ra. Do đó, để phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây.
Có chế độ ăn uống khoa học
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn lành mạnh và khoa học có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của toàn bộ cơ thể con người. Ngược lại, nếu ăn uống không đúng cách, cơ thể bạn rất có nguy cơ sẽ phát triển nhiều bệnh lý khác nhau.
Đối với những bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, và thậm chí là những người chưa mắc nhưng muốn sớm phòng ngừa, các chuyên gia khuyên bạn nên tuân thủ chế độ ăn uống sau:
- Luôn chắc chắn mọi khẩu phần ăn mỗi ngày đầy đủ dưỡng chất.
- Chú ý bổ sung thêm các loại Vitamin, khoáng chất tự nhiên, cũng như các chất chống oxy hóa. Những chất này sẽ có vai trò quan trọng trong việc củng cố thành mạch, hạn chế tối đa nguy cơ suy giãn mạch dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch sâu.
- Luôn đảm bảo duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Nếu có thể có dấu hiệu thừa cân béo phì, cần ngay lập tức giảm cân. Việc này sẽ giúp chúng ta hạn chế tối đa áp lực từ cân nặng cơ thể cũng như các cơ quan khác gây chèn ép vào mạch máu.
Tham khảo: Thực đơn giảm cân với gạo lứt
- Bổ sung đủ từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Lượng nước này có vai trò trong việc đảm bảo hoạt động chuyển hóa, hấp thu cũng như thải lọc tự nhiên diễn ra tích cực, từ đó ảnh hưởng tốt đến sức khỏe.
- Tăng cường những thực phẩm có chứa flavonoid. Theo các chuyên gia, thực phẩm có chứa flavonoid có vai trò cải thiện lưu thông máu, giúp giảm thiểu các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm này giúp giảm huyết áp trong động mạch…Những thực phẩm giàu flavonoid thông thường gồm: hành tây, rau bina, ớt chuông, bông cải xanh cùng các loại trái cây họ cam quýt, nho, táo và việt quất…
Có chế độ sinh hoạt điều độ
Bên cạnh chế độ ăn lành mạnh, bạn cũng hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch bằng cách từ bỏ các thói quen sinh hoạt không tốt, đồng thời xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học.
Không mặc quần áo quá chật
Hạn chế tối đa thói quen mặc quần áo bó sạt, quá chật. Cụ thể là những loại quần jeans bó sát, với chất liệu thô cứng, chà xát vào vùng chậu và hông chân sẽ gây ra cản trở lưu thông máu, từ đó làm gia tăng áp lực lên thành mạch máu và dẫn đến bệnh lý suy giãn tĩnh mạch không mong muốn.
Không nên mang giày cao gót thường xuyên
Thói quen mang giày cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Theo đó, các bác sĩ khuyên bạn hãy sử dụng các loại giày gót thấp, đế mềm, thay vì mang những đôi giày cao gót liên tục trong một thời gian dài.
Bên cạnh đó, trong quá trình di chuyển, hãy chú ý đi với tư thế cân bằng để trọng lượng cơ thể được dồn đều lên cả hai chân.
Nằm, ngồi đúng cách
Nằm và ngồi là hai tư thế quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nằm hoặc ngồi sao cho đúng tư thế nhằm bảo vệ sức khỏe nói chung, và các cơ quan nội tạng nói riêng.
Theo các chuyên gia, khi nằm chúng ta nên kê chân cao hơn tim từ 15 – 20 cm. Việc này giúp máu dễ dàng lưu thông từ chân về tim. Khi ngồi, chúng ta nên chú ý lựa chọn loại ghế có chiều cao phù hợp với chỉ số cơ thể, ngồi đúng tư thế để trọng lượng cơ thể không bị dồn vào một vùng nhất định.
Chú ý, để hạn chế tối đa nguy cơ suy giãn tĩnh mạch, các bạn cần nói không với tư thế ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân…
Không mang vác nặng
Việc mang vác các đồ vật nặng liên tục và thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương khớp và đặc biệt hơn, hành động này cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng gia tăng áp lực tĩnh mạch chân do máu dồn xuống chân.
Do đó, để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch ở chân, bạn nên lưu ý tránh mang vác những vật có trọng lượng lớn.
Thường xuyên đi lại
Do nhiều yếu tố, rất nhiều bạn trẻ lười vận động, ít đi lại. Đây là một thói quen không tốt cho sức khỏe nói chung và tình trạng suy giảm tĩnh mạch nói riêng.
Theo đó, bạn có thể thay đổi thói quen sử dụng thang máy. Thay vào đó là đi thang bộ giúp bạn khỏe khoắn. Lúc này. tĩnh mạch cũng gián tiếp được củng cố tránh quá tải gây giãn.
Các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe, khiêu vũ được cho là có vai trò quan trọng trong phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch sâu.
Và trên đây là những mẹo phòng ngừa và điều trị giãn tĩnh mạch đơn giản tại nhà. Mẹ và Con hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về cách bệnh này và biết cách bảo vệ sức khỏe cho chính mình cũng như các thành viên trong gia đình.