Mẹ&Con - Khi nuôi dạy con, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ phải làm gì để quên đi những lời phán xét người khác và sống cuộc đời của chính mình.

Sống trong một thế giới phẳng mà “sơ hở một xíu là lên trang bìa”, dễ dàng bị những người không quen biết áp đặt, mỗi chúng ta luôn cảm thấy mệt mỏi, sợ hãi, đề phòng và khép mình. Vậy bạn cần phải dạy trẻ phải làm gì trước những lời phán xét người khác một cách “độc hại” khi con cái của chúng ta đang tương tác rất nhiều với mạng xã hội? 

Đừng quan tâm tới lời phán xét người khác của mọi người

Trước khi đưa cho trẻ một đống lời khuyên, phương pháp để bỏ ngoài tai những lời bàn tán xung quanh, bạn có thể nói với con về lý do phải quên những điều này.

Chỉ con mới biết con phù hợp với điều gì nhất

Hãy nói với trẻ rằng không ai hiểu bản thân con ngoài con, kể cả bố mẹ huống chi là người ngoài. Điều khác giữa bố mẹ và họ chính là lời của bố mẹ xuất phát từ tình thương và mong con được bình an, hạnh phúc. Còn lời của người ngoài chỉ là phán xét người khác một cách phiến diện, áp đặt khiến con mệt mỏi và phát triển tâm lý tiêu cực.

Vậy nên, phụ huynh phải luôn nhắc nhở bé rằng chỉ có bé mới được quyền quyết định suy nghĩ, cách làm của bé đúng hay sai hoặc cái gì mới thực sự hợp với bé. Còn lời nói xung quanh, nếu tích cực thì tham khảo, không thì cứ mạnh dạn cho qua.

Con chẳng thể làm hài lòng tất cả 

Trước khi dạy con phải làm gì để quên đi những lời phán xét người khác đang diễn ra xung quanh, hãy nhắc con nhớ rằng, con chẳng bao giờ làm hài lòng được tất cả mọi người.

phan-xet-nguoi-khac

Bạn có thể lấy từ những ví dụ thực tiễn xung quanh để bé hiểu điều này hơn. Ví dụ như, bố mẹ có thể nói với bé rằng “con rất thích phô mai nhưng bố lại không thích phô mai. Nếu người ta không bán phô mai vì bố không thích thì con có buồn không?”. Khi bé trả lời là “có” thì hãy nói “con thấy đó, người ta vẫn bán phô mai dù có người ghét và không hài lòng nên con hãy giống như viên phô mai. Mặc kệ người khác nói và tiếp tục vui vẻ sống nhé!”.

Suy nghĩ của mọi người luôn thay đổi

Nhiều người phán xét người khác ở thời điểm hiện tại, nhưng lại cảm thấy đồng tình trong tương lai. Hãy cho trẻ biết rằng, suy nghĩ của mọi người luôn thay đổi nên đừng quá coi trọng những gì họ nói về mình.

Bố mẹ có thể lấy nếu một vài ví dụ thực tế việc bé hôm nay thích đồ chơi này, mai lại thay đổi thành đồ chơi khác. Tất nhiên, bé sẽ không hiểu được tận gốc của vấn đề nhưng theo thời gian, va chạm với nhiều chuyện thì trẻ sẽ cảm được điều đó rõ hơn.  

Làm sao để quên những lời phán xét người khác?

Đừng để ý phán xét người khác

Chấp nhận bản thân

Có thể đối với các bậc phụ huynh việc chấp nhận bản thân là “quá cao siêu” vì bé còn quá nhỏ. Tuy nhiên, bố mẹ hoàn toàn có thể làm gương để cho các bé noi theo. Chẳng hạn như chỉ nên thay đổi để bản thân mình tốt hơn, thay vì theo ý muốn của người khác.

Tốt nhất bạn nên liệt kê một danh sách những điều bạn thích và những điều bạn muốn cải thiện. Ngoài ra, cũng cần chấp nhận những điều mà mình không thể thay đổi được. Khi bố mẹ làm tốt điều này thì cũng dễ dàng trong việc dạy con nhỏ hơn.

Đừng nghiêm trọng hóa vấn đề

Để con không quá lo lắng những lời phán xét cũng như không phán xét người khác, bố mẹ không nên nghiêm trọng hóa các vấn đề với con trẻ. Khi con làm sai đừng vội vàng quát tháo, trừng phạt con mà nhẹ nhàng chỉ ra lỗi lầm để bé không cảm thấy áp lực. Điều này giúp bé không bị nghiêm trọng hóa vấn đề hoặc hành xử sai lầm. Bên cạnh đó, những bài học về chia nhỏ mục tiêu thực hiện và đứng lên khi thất bại là điều bạn nên dạy để trẻ dám chấp nhận và vượt qua vấp ngã.

Chúng ta không thể chỉ nói miệng với con rằng phải làm gì để quên mà những hành động trực tiếp từ bố mẹ mới là chìa khóa để con “thực hành” những lời bạn nói đúng nhất.

Đừng nghiêm trọng hóa vấn đề

Thể hiện bản thân theo cách con muốn

Để con quên đi những lời phán xét người khác cần rất nhiều sự ủng hộ, động viên từ phía gia đình ngay từ khi còn bé. Phải nhớ rằng bố mẹ chẳng thể ở bên con cái suốt đời vậy nên cứ để trẻ là chính bản thân mình, làm những gì con muốn thay vì những gì mình muốn, mình nghĩ tốt cho con. Tất nhiên, lựa chọn mà bé theo đuổi có thể là sai lầm. Nhưng sai lầm không đáng sợ bằng việc không biết “đứng dậy” sau sai lầm. Bố mẹ có thể “đỡ” con đứng lên trong hiện tại, nhưng tương lai phải do chính nội lực từ bên trong của con. Vậy nên, cứ để bé thể hiện bản thân theo cách bé muốn.

Phải làm gì để quên những lời phán xét người khác từ mọi người xung quanh? Câu hỏi này cũng đã và đang là dấu hỏi trong đời mỗi người. Nếu bạn từng bị ảnh hưởng và hiểu cảm giác cô độc, tủi thân tột cùng khi bị những lời ác ý đó áp đặt, thì bạn càng nên dạy con mình những kỹ năng đó ngay từ hôm nay nhé!

Bài viết liên quan