Mẹ và Con - Ốm nghén nên ăn gì là vấn đề quan trọng mà mẹ nên lưu ý. Mẹ nên tự trang bị cho mình kiến thức về thai kỳ để giảm cơn nghén và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ lẫn con.

Ốm nghén nên ăn gì là vấn đề rất nhiều mẹ bầu thắc mắc. Việc cân đối dinh dưỡng khi mang thai là rất quan trọng nhưng ốm nghén thường khiến các mẹ chẳng thiết ăn uống. Nếu không có thực đơn phù hợp thì có thể gây thiếu chất dinh dưỡng ở thai nhi, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ lẫn con.

Ốm nghén nên ăn gì đủ chất?

Nhu cầu dinh dưỡng ở mẹ bầu thường rơi vào khoảng 2.200 – 2.400 calo mỗi ngày. Việc ốm nghén có thể gây thiếu dinh dưỡng vì chán ăn, nôn nhiều nên mẹ cần chú ý đảm bảo khẩu phần có đủ những dưỡng chất cơ bản sau:

Đạm

Đây là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ cần bổ sung hằng ngày, đạm động vật lẫn đạm thực vật. Nguồn cung cấp đạm có rất nhiều nên việc lên thực đơn không hề khó. Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể chọn trứng, thịt nạc, sữa, đậu, măng tây, cải bó xôi, bông cải xanh…

uống sữa

Bột đường

Bột đường là thành phần cơ bản trong khẩu phần ăn để cơ thể được cung cấp đủ năng lượng. Bổ sung đủ bột đường giúp cơ thể no lâu, tốt cho não bộ và ngăn một số bệnh. Bột đường có nhiều trong các loại hạt, gạo, gạo lứt, yến mạch…

Chất béo (Lipid)

Nhiều mẹ bầu sợ tăng cân và không dám bổ sung quá nhiều chất béo trong khi mang thai. Đặc biệt là nếu tìm hiểu ốm nghén nên ăn gì mẹ sẽ được khuyên kiêng các món dầu mỡ, chiên xào. Điều này không sai nhưng nếu loại hoàn toàn chất béo ra khỏi thực đơn của bà bầu có thể gây ảnh hưởng xấu.

Chất béo có vai trò quan trọng, giúp cơ thể hấp thu các loại vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Không chỉ thế, nếu thiếu hụt chất béo có thể làm não bộ và cơ quan thần kinh của thai nhi kém phát triển. Để tránh tác dụng xấu, bạn có thể chọn chất béo tốt cho bà bầu có trong các loại cá có dầu như cá hồi, cá ngừ, cá thu… hoặc những loại dầu thực vật an toàn như ô-liu, dầu hướng dương… Tránh chất béo trong mỡ động vật.

dầu ô-liu

Axit folic

Axit folic cực kỳ quan trọng đối với các mẹ mang thai. Vi chất này giúp hạn chế các dị tật bẩm sinh nguy hiểm về thần kinh và não bộ. Axit folic có nhiều trong các loại thực phẩm quen thuộc như ngũ cốc, bánh mì, thịt gà vịt, gan động vật, đậu, nấm, trái cây…

Vitamin và khoáng chất

Nhu cầu vitamin và khoáng chất thường tăng cao khi mang thai. Mẹ nên chú ý chọn thực đơn giàu vitamin A, D, C, sắt, kẽm, canxi… Các vi chất này có rất nhiều trong rau củ, trái cây, sữa chua, trứng, ngũ cốc…

Ốm nghén nên ăn gì

“Cứu tinh” cho mẹ bầu bị ốm nghén nặng

Nếu mẹ bầu gặp tình trạng ốm nghén nặng thì có thể dùng các món sau để giảm cơn nghén nhanh chóng:

  • Nước ô mai: chuẩn bị 20 quả ô mai, 5g gừng tươi, 30g đường đỏ và cho vào nồi thêm khoảng 400ml nước rồi đun đến khi được nước thuốc đặc. Mỗi ngày uống 3 lần trước ăn 20 phút. Nếu bị nặng thì có thể uống liên tục 3-5 ngày.
  • Gừng: Gừng chứa gingerol và shogaol có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Mẹ có thể uống nước mía ép pha với nước gừng tươi. Bất cứ khi nào cảm thấy buồn nôn thì có thể uống để cắt cơn.
  • Chuối: Đây là một trong những món ăn giàu kali nhất. Nôn ói, tiêu chảy làm cơ thể hụt một lượng lớn kali, nếu không bổ sung kịp thời thì cơn nghén có thể trở lại càng nặng hơn.
  • Củ cải: Giúp chống buồn nôn hiệu quả nên là món ăn hàng đầu trong danh sách ốm nghén nên ăn gì. Bạn có thể ép lấy nước hoặc nấu canh củ cải, thịt kho củ cải… đều ngon lành và có tác dụng tốt.
  • Me: vị chua chua của me là món “thuốc” chữa ốm nghén rất hiệu quả từ bao đời nay. Bạn nên cho me vào nước, đun sôi và chắt nước uống để chữa chán ăn.
  • Bánh quy mặn, bánh mì: Một hộp bánh giòn giòn mằn mặn là “cứu tinh” cho bất cứ ai đang buồn nôn. Hơn nữa một lượng lớn carbohydrate trong các loại bánh này sẽ giúp trung hòa axit dạ dày, giảm cảm giác khó chịu, sôi bụng, trào ngược dạ dày. Mẹ nên lưu ý ăn quá mặn sẽ làm tăng huyết áp, do đó hãy dùng lượng vừa phải và kết hợp nhiều thực phẩm nhé.

dinh dưỡng cho bà bầu

Một số lưu ý khác cho mẹ bầu ốm nghén

Để giảm cơn nghén hiệu quả hơn, bên cạnh tìm hiểu ốm nghén nên ăn gì thì mẹ cũng có thể thực hiện các mẹo sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn, tối thiểu 6 bữa/ngày. Giảm lượng thức ăn tiêu thụ một lần sẽ giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước để bù cho tình trạng nôn ói, tiêu chảy.
  • Không nên kiêng nhịn ăn vì sợ nôn ói, thiếu dinh dưỡng sẽ làm mẹ bầu suy sút nhanh hơn.

uống nước

Tình trạng ốm nghén này chủ yếu chỉ diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ nên chú ý tìm hiểu ốm nghén nên ăn gì để cân bằng dinh dưỡng, có chế độ ăn khoa học tránh mất sức vì nôn, chán ăn… Nếu tình trạng ốm nghén quá nặng thì mẹ cần liên hệ với bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm nữa nhé.

Bài viết liên quan