Ôm con ngủ là thói quen thường thấy ở các bậc phụ huynh, vì tình yêu thương cũng như sự chăm sóc dành cho thiên thần bé bỏng của mình. Thế nhưng, các chuyên gia sức khỏe cho rằng đây lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm răng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Vào tháng 7/2016, một bà mẹ sống tại Northamptonshire, Vương quốc Anh trong lúc ngủ theo bản năng, đã ôm con gái 25 ngày tuổi vào lòng. Thức dậy vào lúc 7 giờ 15 phút sáng, cô thấy con gái nằm úp mặt bên cạnh mình trong tình trạng ngừng thở. Các nhân viên y tế không thể làm gì để cứu sống cháu bé, vì sự việc được phát hiện quá muộn. Đau buồn hơn, người mẹ sau khi sinh mổ khẩn cấp đã không còn khả năng sinh con được nữa.
Tại Việt Nam, tỷ lệ đột tử ở trẻ sơ sinh năm 1993 là 6%, đến năm 2003 tăng lên 16% hàng năm. Độ tuổi dễ mắc SIDS, đó là từ khoảng 1 tháng – 1 tuổi và có đến 90% ca đột tử xảy ra với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Khả năng đột tử ở bé trai cao hơn bé gái, vào mùa lạnh SIDS cũng xảy ra nhiều hơn mùa nóng. Người Mỹ Phi, người Mỹ gốc Ấn, gốc Alaska thường có tỉ lệ SIDS cao hơn người gốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, gốc Á và gốc châu Âu. SIDS thấp nhất ở các bé gốc Á và Hispanics. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần nhận thức về mối quy hiểm của thói quen này.
Trẻ nằm sấp dễ bị SIDS hơn. (Ảnh minh họa)
Đối tượng dễ mắc SIDS
– Trẻ sinh non, nhẹ cân
– Trẻ sinh ra bởi các bà mẹ < 20 tuổi
– Trẻ có nhiều anh chị em, vì khoảng thời gian giữa hai thai kỳ càng ngắn, khả năng bị SIDS càng cao
– Trẻ bị tim bẩm sinh
– Trẻ có thói quen nằm sấp khi ngủ
– Trẻ có thói quen quấn tã
Làm thế nào để giảm thiểu SIDS ở trẻ nhỏ?
Dẫu biết rằng ngủ chung với ba mẹ dễ dẫn đến nguy cơ SIDS. Thế nhưng ta cũng không thể tách trẻ ra khỏi vòng tay của bố mẹ, nhất là khi còn quá nhỏ. Nếu có ý định cho trẻ ngủ chung, phụ huynh nhất định phải chú ý những điều sau nhằm đảm bảo không xảy ra đột tử ở trẻ sơ sinh:
– Cho trẻ nằm trên bề mặt cứng, chắc chắn như giường, cũi hoặc nệm. Tốt nhất không nên có gối hoặc gối chặn
– Bỏ các loại chăn mền, gối, đồ chơi… tất cả những vật dụng nếu không cần thiết ra khỏi chỗ ngủ của bé, tránh trường hợp chúng làm con nghẹt thở
– Chọn nệm phẳng, nệm cứng thay vì nệm mềm. Vì nếu nệm quá mềm, dễ khiến bé cựa quậy, lăn tròn và che đường thở
– Khi ngủ đặt bé nằm ngửa, không cho nằm sấp
– Quần áo, đầu tóc của mẹ nên gọn gàng, không rườn rà tránh trường hợp vướng víu, đè vào bé