Mẹ&Con - Sinh con vào những ngày thời tiết nóng bức thật sự là một khó khăn không nhỏ cho mẹ trong quá trình chăm sóc bé. Thấu hiểu nỗi lo đó, Lần đầu làm mẹ - Hành trình kỳ diệu dành tặng mẹ những bí quyết hữu ích để bảo vệ da bé yêu khi mùa nóng đã về. Mời mẹ cùng tham khảo. Mẹo dân gian giúp mẹ "xóa sổ" nhanh vết bớt, chàm trên da bé yêu Các 'vũ khí' giúp mẹ bảo vệ làn da bé yêu Thuốc mỡ - Lớp màng bảo vệ tối ưu cho da bé

Bí quyết 1: Không ủ trẻ quá kỹ

Mẹ ơi, trời nóng da bé khó chịu! 6

Sinh con vào mùa nóng, mẹ nhớ đừng bọc con quá kỹ. (Ảnh minh họa)

Vào mùa hè, nhiệt độ môi trường bên ngoài xấp xỉ 34-350 C. Trong khi đó, thân nhiệt bình thường của trẻ cũng dao động trong khoảng 36,5 đến 37,50 C. Nếu mẹ cứ lo sợ bé bị lạnh mà mặc nhiều quần áo rồi quấn kỹ bằng khăn bông thì nhiệt độ sẽ tăng lên rất nhanh, thậm chí là khiến bé bị sốt vì quá nóng bức. Song song đó, khi bị ủ quá kỹ, cơ thể bé buộc phải tiết nhiều mồ hôi hơn để làm mát nên dễ bị thấm ngược, gây viêm phổi rất nguy hiểm cho trẻ.

Cho nên, khi sinh con vào mùa nóng, mẹ nhớ đừng bọc con quá kỹ. Tốt nhất là chọn cho bé trang phục rộng rãi, thoáng mát với chất liệu bằng cotton ít hấp thu nhiệt để giúp làn da của bé thật dễ chịu. Để con ngủ ngon, mẹ có thể quấn hờ bằng một chiếc chăn mỏng là đủ giúp bé cảm thấy an toàn rồi. Khi thấy bé có biểu hiện quấy khóc, khó chịu, mẹ nên kiểm tra lại xem thân nhiệt của con có ổn định không và điều chỉnh sao cho hợp lý. Nếu bé nằm phòng có máy điều hòa nhiệt độ, mẹ cân chỉnh ở mức 27-280 C là thích hợp nhất. Khi đó, mẹ nhớ cho con đội mũ để ngăn ngừa nhiệt độ bị thoát quá nhanh ở vùng đầu nhé. 

Bí quyết 2: Chọn đồ sơ sinh chuẩn theo mùa

Chất liệu an toàn nhất cho làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh chính là cotton hay sợi thiên nhiên vì các loại vải này dễ thấm hút mồ hôi và tỏa nhiệt rất tốt. Khi mua quần áo cho bé, mẹ cũng nên chọn loại rộng hơn một chút để bé thoải mái và dùng được lâu hơn, giúp mẹ tiết kiệm được một khoản kha khá.

Với màu sắc, mẹ ưu tiên chọn loại màu trắng vì chúng ít chứa các loại hóa chất nhuộm màu và còn giúp mẹ nhanh chóng nhìn thấy các vết bẩn trong quá trình chăm sóc bé. Nếu con còn bé, mẹ nhớ chọn loại cột dây để da bé không bị hằn vì cúc áo. Tuyệt đối không mua các loại quần áo có đính hạt hay kim tuyến kẻo da bé yêu bị trầy xước, mẹ nhé.   

Với làn da mỏng manh của con, các chất hóa học được sử dụng trong quá trình may mặc có thể sẽ gây kích ứng. Vì thế, trước khi cho con dùng, mẹ nên giặt thật sạch quần áo, bao tay chân, khăn xô, mũ thóp, tã vải… bằng xà phòng, phơi khô dưới nắng. Tốt nhất là dùng các loại xà phòng, nước xả chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, tránh dùng chất tẩy mạnh vì chúng có thể còn lưu lại trên quần áo, gây hại cho da bé.

Khi cất trữ đồ sơ sinh, mẹ tuyệt đối không dùng băng phiến (long não) nhé. Các loại băng phiến thường chứa naphthalene và naphthol dẫn xuất sẽ gây hại cho hồng cầu, phá hủy màng tế bào và khiến trẻ bị dị ứng đường hô hấp. 

Bí quyết 3: Tắm bé yêu 1 lần/ngày

Mẹ ơi, trời nóng da bé khó chịu! 7

Ảnh minh họa

Khi thời tiết nóng bức, việc tắm táp không chỉ giúp làn da bé trở nên thông thoáng, mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu mà còn giúp loại sạch vi khuẩn, bụi bẩn bám trú ngụ trên đó. Nhờ vậy, bé yêu sẽ tránh được các vấn đề về da và cảm thấy thoải mái, ngủ ngon hơn.

Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là mẹ có thể tắm cho con bao nhiêu tùy thích đâu nhé. Với trẻ sơ sinh, vào mùa nóng mẹ có thể tắm cho con hàng ngày vào những khung giờ nhất định như từ 10 – 11 giờ hoặc 15 – 16 giờ. Nước tắm phải được pha sẵn ở nhiệt độ phù hợp từ 37 – 380C. Nếu không có dụng cụ đo nhiệt độ nước trong nhà, mẹ có thể dùng vùng da ở cổ tay hoặc khuỷu tay để kiểm tra trước khi cho bé tắm. Thời gian cho một lần tắm bé sơ sinh không nên quá dài, chỉ 4 – 5 phút là đủ.  

Khi tắm, mẹ nên dùng các loại dầu gội, sữa tắm chuyên dùng cho trẻ sơ sinh và khăn xô mềm mại để không làm tổn thương làn da mỏng manh của bé. Đặc biệt chú ý vùng rốn khi bé chưa rụng rốn để tránh nguy cơ nhiễm trùng cho bé yêu. Ngay khi tắm xong, mẹ dùng khăn mềm quấn bé lại, nhẹ nhàng thấm khô nước và mặc quần áo để giữ ấm cho con.

Bí quyết 4:

Ngay sau khi tắm xong, bên cạnh việc lau khô người bằng khăn bông, mẹ có thể “tập thể dục” cho da bé bằng cách vỗ nhẹ vào những vùng da có nếp gấp như bẹn, nách… Cách làm này giúp chúng khô ráo hẳn, tránh được những nguy cơ bị viêm da do ẩm ướt.

Nếu có nhiều thời gian, lúc này cũng là thời điểm thích hợp để mẹ có thể mát xa nhẹ nhàng cho bé. Những cử chỉ vuốt ve này không chỉ giúp gắn kết tình thân mẹ con, mà còn mang đến cho bé yêu sự thư giãn cần thiết, giúp bé nhanh lên cân, ngủ ngon và tăng sức đề kháng cho cơ thể…

Khi mát xa, mẹ xoa một ít dầu vào tay và bắt đầu từ chân, vùng da ít nhạy cảm nhất của bé, nắn bóp và vuốt ve nhẹ nhàng. Sau đó tiếp đến bàn chân, ngón chân, tay, ngực và cuối cùng là lưng của con. Trong lúc đó, mẹ có thể khe khẽ hát hay thủ thỉ trò chuyện cùng bé.

Do hệ xương của trẻ sơ sinh còn rất non nớt nên mẹ cần hết sức nhẹ nhàng, tháo trang sức, cắt bỏ móng tay để không làm tổn thương da. Nếu thấy bé tỏ vẻ căng thẳng, né tránh hay lo lắng, mẹ nên làm ít động tác lại tập cho con quen dần.

Để phòng ngừa bé yêu bị lạnh, thời lượng của một lần mát xa nên vào khoảng 15 – 20 phút. Thực hiện khoảng 2 lần/ngày là thích hợp nhất, mẹ nhé. 

Bí quyết 5: Bảo vệ bé yêu khỏi hăm tã

Mẹ ơi, trời nóng da bé khó chịu! 8

Mẹ cần chủ động phòng hăm tã cho trẻ. (Ảnh minh họa)

Kết quả thống kê cho thấy, trung bình cứ 3 bé sử dụng tã thì sẽ có 1 bé bị hăm tã. Đặc biệt, vào thời điểm nóng bức như hiện nay, trẻ dễ ra nhiều mồ hôi lại càng là điều kiện thuận lợi để hăm tã được dịp hoành hành. Trong lúc này, làn da của bé lại quá non yếu, khả năng chống vi khuẩn và các chất độc hại trong môi trường còn kém nên cần có sự hỗ trợ từ mẹ.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, Trưởng khoa Dịch vụ I, Bệnh viện Nhi đồng II, hăm tã hay còn gọi là viêm da kích ứng thường gặp ở trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi với tỷ lệ 7 – 35%. Bé hăm tã do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, sự tiếp xúc của da bé với các enzyme trong chất thải và sự cọ xát với tã giấy là những yếu tố thường gặp nhất.

Hăm tã được chia thành 5 cấp độ. Ban đầu là các dấu hiệu hăm, ửng đỏ, sau đó chuyển biến nặng dần. Nếu không chữa trị kịp thời, vùng da bị hăm sẽ bị tấy lên, lan dần ra xung quanh, căng bóng và có thể sinh ra mủ làm bé đau rát.

Ở mức độ nặng, bé có thể bị viêm hạch bẹn, lở loét… khiến bé khó chịu, quấy khóc, thậm chí bỏ ăn hay mất ngủ. Diễn biến của hăm tã thường rất âm thầm, mà trẻ thì không thể biểu đạt trọn vẹn những gì đang xảy ra nên bố mẹ khó phát hiện hoặc khi phát hiện thì đã trễ.

Vấn đề là làm thế nào để phòng ngừa hăm tã một cách hiệu quả, bảo vệ làn da mỏng manh của bé yêu đây? Lời khuyên cho mẹ là chọn tã có độ thấm hút tốt, kích cỡ phù hợp, thay tã thường xuyên để da bé không tiếp xúc quá lâu với phân hoặc nước tiểu. Sau khi tắm hay mỗi lần thay tã, mẹ nên vệ sinh vùng da quấn tã của bé thật sạch, lau khô và thoa thuốc chống hăm.

Với thuốc chống hăm, mẹ chú ý chọn cho được thuốc mỡ vì dạng bào chế nước trong dầu này rất khó tan trong nước, giúp cho thuốc mỡ lưu lại lâu trên da, tạo thành một lớp màng chắn, ngăn da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Đồng thời, lớp màng bảo vệ này cũng rất dễ bôi rửa nên không gây cảm giác khó chịu cho bé khi vệ sinh.

Đặc biệt, vì là thuốc thoa trực tiếp lên da nên mẹ cần chọn loại có thành phần tự nhiên, không màu, không mùi để không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Dexpanthenol và Lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu) chính là hai thành phần quan trọng giúp bảo vệ làn da bé.

Bởi lẽ, hoạt chất Lanolin được sản sinh bởi tuyến bã nhờn của cừu, có cấu tạo gần giống với bã nhờn của người nên đặc biệt an toàn cho làn da nhạy cảm của bé yêu. Bên cạnh đó, thuốc mỡ lại không hề chứa chất tạo màu, tạo mùi và chất bảo quản nên mẹ có thể yên tâm là làn da non nớt của con không phải tiếp xúc với các loại hóa chất.

Hoạt chất Dexpanthenol (tiền vitamin B5) có trong thuốc mỡ cũng đã được chứng minh lâm sàng là có hiệu quả trong việc củng cố và bồi đắp lá chắn da qua việc kích thích hoạt động của tế bào da, nhẹ nhàng làm lành những thương tổn trên da bé từ bên trong. Vì thế, sự kết hợp của bộ đôi hoạt chất Lanolin và Dexpanthenol này sẽ đảm bảo cho bé yêu được bảo vệ khỏi những cơn đau rát do hăm tã, viêm da.

Tags:

Bài viết liên quan