Đứng giữa cuộc “khẩu chiến” của các con, tốt nhất mẹ nên giữ một thái độ bình tĩnh, quan sát thái độ của các con và không can thiệp nếu cuộc cãi vả không quá nghiêm trọng. Một điều quan trọng nữa là mẹ phải giữ thái độ công bằng, xem xét, lắng nghe nguyên nhân dẫn đến sự việc mà phân tích để cả hai hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Mẹ đừng tham gia cuộc cãi nhau của trẻ

Khi hai bé cãi nhau vì một món đồ chơi hay vì giành xem tivi… và không có gì quá nghiêm trọng, mẹ chỉ nên phớt lờ, không tham gia vào trận “khẩu chiến” của con. Trẻ sẽ học được cách tự giải quyết mâu thuẫn với nhau, chúng cũng nhanh chóng làm lành với nhau mà không cần sự can thiệp của người lớn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần quan sát trẻ một cách âm thầm, nếu cuộc tranh luận quá lớn thì mẹ hãy ra tín hiệu để bọn trẻ ngừng lại.

Mẹ làm gì khi các con cãi nhau? 8

Không lớn tiếng với trẻ

Khi bất đồng xảy ra giữa bọn trẻ, cả hai sẽ có những biểu hiện giận dỗi trên nét mặt, cử chỉ tay chân như giậm chân, tỏ thái độ khó chịu hoặc bé im lặng không nói. Thay vì lớn tiếng quát mắng bé, mẹ có thể hỏi bé như “có chuyện gì à?”, “con và anh/chị cãi nhau sao?”… Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy như được mở lòng, khả năng rất lớn là trẻ sẽ chia sẻ với mẹ một cách trung thực về nội dung cuộc cãi nhau.

Để trẻ hiểu rằng anh chị em cần yêu thương nhau

Điều này quả thật không dễ và mẹ có thể mất một thời gian dài để cả hai biết mình phải yêu thương anh, chị em của mình. Mẹ phải dành thời gian cho con nhiều hơn, đưa cả hai con tham gia các trò chơi, xem phim hoạt hình, đọc sách cho con mang tính giáo dục về tình yêu con người, gia đình, anh chị em…

Mẹ làm gì khi các con cãi nhau? 9

Cho bé một không gian riêng

Lúc bé đang nổi giận, bé sẽ dễ kích động và không muốn làm bất cứ điều gì theo yêu cầu của mẹ. Những lúc như vậy, mẹ có thể dành cho bé một không gian riêng để cơn giận của bé hạ xuống. Và thời gian này, mẹ đừng hỏi hay bắt bé phải làm điều gì.

Không so sánh các con với nhau

Việc so sánh những đứa trẻ với nhau rất dễ khiến chúng chạm lòng tự ái và tổn thương sự tự tin. Nếu trẻ ghen tỵ với chị vì chị học giỏi hơn, bố mẹ có thể tâm sự nhẹ nhàng để trẻ hiểu rằng ai cũng có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng. Không nên so sánh trẻ với anh chị em trong nhà, hoặc nếu muốn so sánh nhằm khích lệ trẻ nỗ lực, phấn đấu thì bố mẹ cần tế nhị và thật khéo léo.

Mẹ làm gì khi các con cãi nhau? 10

Tuyệt đối không thiên vị

Nếu cha mẹ cố tình bênh vực hay chỉ lắng nghe “một phe” thì nhất định đã mắc một sai lầm lớn. Đứa trẻ bị đối xử không công bằng kia sẽ vô cùng ấm ức và mất lòng tin vào chính cha mẹ mình. Và đứa trẻ được bênh vực vô tình đã quen thói dựa vào “uy thế” của cha mẹ làm nhiều trò hỗn xược với anh chị em. Ngược lại, đứa trẻ bị phân biệt sẽ cảm thấy “yếu thế” và cô độc trong nhà, chúng sẽ dần xa lánh cha mẹ và không tin vào ai nữa.

Không nên đưa người khác ra dọa dẫm trẻ

Những thói quen đại loại như đưa một ai đó ra dọa trẻ khi chúng xung đột sẽ không mấy tác đụng. Nhiều người thường hời hợt bỏ qua chuyện cãi cọ của trẻ với những câu bâng quơ như “Nếu còn đánh cãi nhau nữa sẽ về mách cha cho xem”. Hãy trực tiếp đứng ra giải quyết mâu thuẫn ngay tức khắc để bảo đảm tính công bằng, nghiêm khắc chứ đừng đưa ra những câu nói kiểu như vậy.

Đừng ép buộc trẻ chia sẻ

Điều này tạo cho trẻ tâm lí thoải mái, đến một thời điểm thích hợp, trẻ sẽ tự chia sẻ với mẹ mà không đợi đến khi mẹ hỏi. Nếu mẹ cứ gặng hỏi và tìm hiểu vấn đề của bé, bé sẽ mang tâm lí sợ bị mẹ mắng, sợ bị đòn và dần dần trẻ sẽ không còn chia sẻ với mẹ nhiều.

Mẹ làm gì khi các con cãi nhau? 11

 

Tags:

Bài viết liên quan