Mẹ&Con – Đã có không ít trẻ nhập viện trong tình trạng hôn mê, lơ mơ… vì hết lần này đến lần khác mẹ vẫn vô tư dùng miếng dán chống say xe cho con. Mẹo chống say tàu xe cho bạn vi vu cuối năm Mẹo hay chống say xe dịp Tết hiệu quả

Ngộ độc miếng dán chống say xe

miếng dán chống say xe

Đã có nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc vì sử dụng miếng dán chống say xe. (Ảnh minh họa)

Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận trường hợp của một bé trai (5 tuổi) ngụ ở quận Bình Thạnh (TP.HCM) bị ngộ độc vì miếng dán chống say xe. Được biết, trong chuyến du lịch xa nhà, mẹ của bé đã dán miếng dán chống say xe ở hai bên mang tai cho con. Thế nhưng, 6 tiếng sau khi sử dụng, bé bất ngờ rơi vào tình trạng hôn mê, nói sảng… Gia đình buộc phải đưa con trở lại TP.HCM để cấp cứu. Tại bệnh viện, các bác sĩ cho hay, bé bị ảo giác, mê sảng do tác dụng phụ từ miếng dán chống say xe.

Được biết, đây không chỉ là trường hợp duy nhất mà trước đó đã từng xảy ra nhiều trường hợp tương tự. Trước sự nguy hiểm đối với sức khỏe có liên quan đến miếng dán chống say xe, mọi người cần hết sức lưu ý, đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ.

Không phải đối tượng nào cũng dùng được!

Hầu hết các loại miếng dán bán trên thị trường hiện nay đều chứa chất scopolamine. Thành phần trong một miếng dán chống say xe có chứa 1,5mg scopolamine. Khi dán lên bề mặt da, chất này sẽ thẩm thấu qua da, xâm lấn vào các tĩnh mạch dưới da. Từ đó giúp chống co thắt, giảm buồn nôn do say tàu xe.

Mặt khác, vì miếng dán được dán ở hai bên mang tai nên thuốc ngấm vào tĩnh mạch não rất nhanh, gây tác động lên các cơ quan của não. Do vậy, miếng dán chống say xe dễ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như khô miệng, táo bón, nhức đầu, lơ mơ, ói mửa, hoa mắt, giãn đồng tử… Những tác dụng phụ này sẽ hết sau 72 tiếng đồng hồ.

Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, trẻ sẽ bị ảnh hưởng đến thần kinh, thậm chí gây ngưng thở. Nếu trẻ nhập viện khi đã tháo miếng dán ra, bác sĩ dễ nhầm lẫn với triệu chứng của những bệnh khác như bệnh viêm não…

Thời gian gần đây, số lượng bệnh nhi nhập viện do miếng dán chống say xe tăng cao. Mặc dù, các bác sĩ đã cảnh báo rất nhiều lần về tác dụng phụ của miếng dán say tàu xe nhưng các bậc phụ huynh vẫn còn chủ quan, không đọc kỹ cách sử dụng. Miếng dán chống say tàu xe chống chỉ định với phụ nữ mang thai, cho con bú, người có tiền sử bệnh gan, thận và đặc biệt là trẻ em dưới 12 tuổi.

Lời khuyên cho bố mẹ

miếng dán chống say xe 1

Miếng dán chống say xe chống chỉ định đối với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi. (Ảnh minh họa)

Nếu trẻ hay bị say tàu xe, thay vì dùng miếng dán bố mẹ nên áp dụng các biện pháp dân gian như:

– Không cho trẻ ăn quá no hoặc để trẻ quá đói.

– Khi lên xe đừng nhắc đến chuyện say xe.

– Dùng gừng xoa hai bên mang tai trước khi lên xe.

Đồng thời, các chuyên gia cũng khuyến cáo, tuyệt đối không được dán miếng dán chống say xe ở những vùng da dễ bị kích thích, trầy xước. Bởi ở những vùng da này, hoạt chất dễ thẩm thấu qua da và dễ dàng gây ngộ độc.

Khi dùng nếu có triệu chứng bất thường như nhìn mờ, hoa mắt, nhức đầu… phải bóc miếng dán ngay. Sau khi dùng, không nên bỏ miếng dán bừa bãi vì lượng thuốc còn thừa có thể gây hại cho trẻ nếu các bé tiếp tục lấy dán vào da.

Tags:

Bài viết liên quan