Mẹ&Con - Hệ tiêu hóa tưởng “đơn giản” nhưng kỳ thực lại có rất nhiều vấn đề mẹ dễ hiểu sai, dẫn đến chăm sóc không đúng cách, gây ảnh hưởng cho con về sau. Mẹ hãy thử điểm lại vài chuyện “quen thuộc” này, xem mình có hiểu đúng về hệ tiêu hóa của con chưa nhé. Cho con ăn hải sản đúng cách Cho con bú giúp mẹ giảm nguy cơ ung thư vú Cho bé uống siro ho nhiều có tốt không?

1. Con đi ngoài nhiều lần nghĩa là đã rối loạn tiêu hóa?

Bé đang trong giai đoạn bú mẹ, bỗng nhiên đi ngoài tăng số lần. Điều này đồng nghĩa với việc bé rối loạn tiêu hóa, đúng không nhỉ?

>> Chưa đúng đâu, mẹ nhé!

Đi ngoài tăng số lần vẫn có thể là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ bú mẹ, chưa thể kết luận bé bị rối loạn tiêu hóa hay tiêu chảy được.

Mẹ đã hiểu đúng về hệ tiêu hóa của bé? 7Trẻ đi ngoài nhiều lần chưa hẳn đã bị rối loạn tiêu hóa

Trong trường hợp trẻ vẫn bú mẹ nhiều, ăn dặm và chơi bình thường, ngủ ngon giấc, không sốt, chất thải có thể mềm hơn, đôi khi có nước nhưng không thối thì trẻ vẫn hoàn toàn không sao cả. Mẹ cứ tiếp tục chăm sóc bé, vài ngày sẽ trở lại như cũ.

2. Men vi sinh có thể giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn?

Con ăn uống có vẻ kém hơn, xuất hiện những dấu hiệu như đi phân sống nên mẹ chọn men vi sinh cho con uống thử. Sau đó, các vấn đề tiêu hóa của trẻ dường như được cải thiện. Có phải hệ tiêu hóa đã “giúp” mẹ không nhỉ?

>> Đúng thế!

Men vi sinh còn gọi là probiotic, là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Mẹ hình dung trong ruột già của người bình thường, khỏe mạnh sẽ chứa những loại vi khuẩn thường trú ở đây và tạo hệ sinh thái cân bằng trong đường ruột, tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình tiêu hóa thức ăn và bảo vệ ruột già.

Các vi khuẩn này lên men thức ăn, sản xuất axit lactic, axit hóa đường ruột và ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại, hạn chế nhiễm trùng tiêu hóa, khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động. Nhờ đó, đường ruột được lành mạnh để thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn.

Việc bổ sung các men vi sinh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đường ruột vì thế rất cần thiết ở trẻ nhỏ. Mẹ có thể cho trẻ dùng men vi sinh hỗ trợ điều trị những trường hợp rối loạn cân bằng hệ vi sinh như: tiêu chảy do nhiễm khuẩn, viêm ruột non, viêm ruột kết, rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh và hóa trị liệu dài ngày, ngộ độc thức ăn, dự phòng các biến chứng đường tiêu hóa…

3. Vậy chọn men vi sinh nào cho con cũng được?

Muốn củng cố hệ tiêu hóa cho con nên mẹ tìm đến sự “giúp sức” của men vi sinh. Nhưng trên thị trường cũng có khá nhiều loại men vi sinh khác nhau. Làm thế nào nhỉ, hay là… chọn loại nào cũng được? 

Mẹ đã hiểu đúng về hệ tiêu hóa của bé? 8Nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho bé

>> Ồ, điều này lại chưa đúng lắm!

Khi chọn bất kỳ sản phẩm nào cho con, mẹ cũng cần hiểu thật rõ về sản phẩm đó. Riêng với men vi sinh, mẹ cần lưu ý đến các yếu tố quan trọng như:

– Nên chọn men vi sinh chứa Lactobacillus acidophilus với số lượng lớn và bền vững, vì đây được xem là chủng vi sinh đạt hiệu quả rất cao trong việc bảo vệ hệ tiêu hóa, có thể giúp ức chế vi khuẩn có hại, cân bằng hệ vi sinh đường ruột một cách trực tiếp.

– Nên chọn men vi sinh được sản xuất theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, có thương hiệu rõ ràng, uy tín tốt để đảm bảo đạt số lượng vi sinh cao nhất.

Ngoài ra, mẹ cũng đừng lạm dụng men vi sinh. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên mỗi sản phẩm để biết liều lượng và thời gian sử dụng ra sao, áp dụng thật đúng cho con để có được hiệu quả tốt nhất, mẹ nhé!

4. Rối loạn tiêu hóa không nghiêm trọng, cứ để đó cho trẻ… tự hết?

Thấy con xuất hiện những dấu hiệu ăn hay bị nôn trớ, đầy hơi, đi ngoài không tốt (phân sống, tiêu chảy…), mẹ vẫn cho rằng đây chỉ là “chuyện nhỏ” thường gặp ở trẻ, chẳng có gì nghiêm trọng. Một số mẹ tin rằng cứ để vậy cho cơ thể trẻ tập “thích nghi” và sẽ tự hết. Điều này đúng không nhỉ?

>> Hoàn toàn không đúng rồi!

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa tưởng chừng là “chuyện nhỏ” song lại không hề “nhỏ” chút nào. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa lâu ngày sẽ thiếu hụt chất dinh dưỡng và diễn tiến đến suy dinh dưỡng. Với những trẻ thường xuyên có biểu hiện bất thường tại đường tiêu hóa, chắc chắn khả năng cung cấp dưỡng chất cho cơ thể bị ảnh hưởng, trẻ khó lòng đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn được, thậm chí còn giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Vì vậy, những trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa nên được đi khám sớm và đúng chuyên khoa để có hướng điều trị đúng cho trẻ.

5. Con đến tuổi ăn dặm, cho bé ăn cháo ăn liền có ổn?

Cháo ăn liền có vẻ như khá tiện dụng, mẹ chỉ việc cho vào tô, thêm ít nước là có thể thành món ngon ngon cho bé. Cách này mẹ áp dụng được không nhỉ?

>> Rất tiếc là… không nên!

Mẹ đã hiểu đúng về hệ tiêu hóa của bé? 9Nên cho bé ăn dặm đúng cách để bảo vệ hê tiêu hóa của bé khỏe mạnh

Cháo ăn liền là món ăn đã qua xử lí công nghiệp, hương vị và dinh dưỡng của gạo đã không còn được nguyên vẹn, thậm chí là biến đổi hoàn toàn. Đây không phải là một lựa chọn lành mạnh cho các bé có hệ tiêu hóa vô cùng non yếu ở tuổi ăn dặm. Do đó, mẹ nên chịu khó chọn đúng các sản phẩm bột ăn dặm với công thức dành riêng cho bé mới tập ăn hoặc dành thời gian nấu các món cháo bổ dưỡng, đầy đủ các nhóm chất cho con mình, tránh cho hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng nhé.

6. Khuyến khích con ăn dặm sớm để con “cứng cáp”?

Mong con sớm biết tập ăn và “cứng cáp” hơn nên nhiều mẹ khuyến khích bé ăn dặm sớm. Việc này có đúng không?

>> Mẹ ơi, cách này hoàn toàn… sai rồi nhé!

Thông thường, hệ tiêu hóa của em bé sẽ bắt đầu sẵn sàng cho việc tiêu hóa thức ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi. Ở một số bé, điều này có thể xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn một chút, quan trọng là mẹ phải dựa vào những dấu hiệu cho việc sẵn sàng ăn thức ăn ngoài sữa của con.

Một số dấu hiệu cho thấy bé có thể bắt đầu ăn dặm bao gồm: Bé có thể ngồi dậy mà không cần trợ giúp, thích thú với thế giới xung quanh, mở miệng khi nhìn thấy thức ăn. Lúc này, mẹ có thể thử cho con ăn dặm (nhưng nhớ là tuyệt đối không thử với bé nhỏ hơn 5 tháng tuổi nhé!).

Khi cho bé ăn dặm, luôn tuân thủ nguyên tắc: Từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Cần “thăm dò” phản ứng cơ thể bé trong những ngày đầu. Nếu bé bị táo bón hoặc gặp một số dấu hiệu như đầy hơi, nôn trớ… có thể con chưa sẵn sàng với thức ăn dặm. Lúc này, mẹ nên ngừng lại, kiên nhẫn chờ hệ tiêu hóa của con phát triển hoàn thiện hơn rồi mới cho con tập ăn sau. Cho bé ăn dặm quá sớm, trước khi hệ tiêu hóa của bé sẵn sàng sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng lên rất cao.

Theo Mẹ&Con

Mẹ đã hiểu đúng về hệ tiêu hóa của bé? 10 Men vi sinh Antibio® Pro của tập đoàn Bayer, được dùng hỗ trợ điều trị các trường hợp mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột như: Tiêu chảy do nhiễm khuẩn, viêm ruột non, viêm ruột kết, rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh và hóa trị liệu dài ngày, ngộ độc thức ăn. Đặc biệt, Antibio® Pro còn hỗ trợ dự phòng các biến chứng đường tiêu hóa cho cả người lớn và trẻ em.
Tags:

Bài viết liên quan