Mẹ&Con - Con 4 tháng tuổi, mẹ gọi nhưng không thấy con nhìn, chỉ thấy mắt con đảo đảo rất… lạ. Đưa con đi bác sĩ, mẹ ngỡ ngàng với một cái tên bệnh lạ hoắc: 'Rung giật nhãn cầu bẩm sinh'! Những thói quen gây nguy hiểm cho mắt Chăm sóc đôi mắt cho con Xử lý bệnh mắt ở trẻ sơ sinh

Thực tế, rung giật nhãn cầu là bệnh khá thường gặp ở trẻ em chứ không “hiếm” như mẹ tưởng. Rung giật nhãn cầu có thể định nghĩa đơn giản là tình trạng chuyển động lắc nhanh, không theo chủ ý của nhãn cầu, làm mắt không thể nhìn cố định vào một vật phía trước. Tình trạng rung giật nhãn cầu có thể khiến mắt co giật theo hướng ngang, hướng dọc lên xuống hoặc xoay tròn.

Mẹ đã biết về bệnh rung giật nhãn cầu bẩm sinh ở trẻ? 4

(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Khi nào mẹ nên “nghi” con bị rung giật nhãn cầu?

Rung giật nhãn cầu có thể xuất hiện bẩm sinh ngay từ khi bé mới sinh ra. Thường, nếu mẹ quan sát kỹ sẽ phát hiện được khi trẻ khoảng 6-12 tuần tuổi. Những biểu hiện mơ hồ có thể khiến mẹ nghi ngờ đầu tiên là con không nhìn trực diện vào mẹ, con có vẻ như không nhận ra được mẹ nếu mẹ không lên tiếng, dù mẹ chỉ đứng cách một khoảng rất ngắn.

Ngoài tình trạng bẩm sinh, còn có rung giật nhãn cầu mắc phải, thường xuất hiện muộn hơn, do các bệnh lý nội khoa, chấn thương hay do các vấn đề về thần kinh.

Điều có thể giúp mẹ đỡ “căng” hơn khi nghe bác sĩ nhắc đến bệnh này là căn bệnh về mắt phổ biến ở trẻ em này vẫn có khả năng cứu chữa phần nào. Điều trị bệnh rung giật nhãn cầu bẩm sinh chủ yếu là phẫu thuật. Thực tế, trên thế giới đã có nhiều phương pháp phẫu thuật được áp dụng tùy theo hình thái rung giật nhãn cầu. Ở Việt Nam, từ năm 1984 cũng đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu thử nghiệm các phẫu thuật khác nhau để điều trị rung giật nhãn cầu bẩm sinh cho các hình thái rung giật, theo hướng ngang cũng như theo hướng dọc.

Có điều, không phải trường hợp nào sau điều trị cũng mang đến kết quả khả quan. Rung giật nhãn cầu bẩm sinh là do thị lực mắt từ nhỏ đã rất thấp. Chính thị lực thấp làm cho mắt không định thị được. Do đó thần kinh điều khiển vận động nhãn cầu không truyền tín hiệu đúng đến cơ vận nhãn một cách liên tục. Hệ quả cuối cùng là cơ vận nhãn bị chi phối liên tục nhưng không cố định và rung giật. Bản thân trẻ bị rung giật nhãn cầu sẽ không cảm nhận được điều gì, chỉ biết mắt mình nhìn mờ, không thấy được những vật phía trước khi mẹ chỉ. Tất cả “quy trình” này đều vô cùng phức tạp, dẫn đến việc can thiệp điều trị trở nên rất khó khăn.

MẸ CẦN BIẾT

Rung giật nhãn cầu là rối loạn chuyển động của nhãn cầu do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các nguyên nhân tại mắt và từ hệ thống thần kinh.

Một số nguyên nhân gây rung giật nhãn cầu bao gồm: Các bất thường gây mất tương ứng hình ảnh võng mạc, các bất thường của hệ thống mắt – tiền đình, các bất thường thần kinh phối vận giữa hai mắt dẫn tới biểu hiện này.

Có loại điều trị được nhưng cũng có loại không điều trị được vì vị trí tổn thương rất khó thể can thiệp được và cơ chế bệnh của rung giật rất phức tạp.

Việc điều trị bệnh rung giật nhãn cầu trước hết cần điều trị các bệnh là nguyên nhân của rung giật. Ví dụ rung giật do tật khúc xạ thì phải đeo kính (có thể điều trị được hoàn toàn hoặc một phần); rung giật trong bệnh bạch tạng và các tổn thương tiền đình – mắt bẩn sinh thì không điều trị được.

Làm gì khi con mắc bệnh?

Nguyên nhân dẫn đến rung giật nhãn cầu rất đa dạng, như di truyền, bạch tạng, mắc bệnh lý tại mắt, bệnh lý nội khoa…

Rung giật nhãn cầu lên xuống cũng có thể xuất hiện rõ trong thoái hóa nguyên phát tiểu não do nhiễm độc hoặc do u cận ung thư. Trong nhiều thống kê thấy nguyên nhân thường gây rung giật nhãn cầu xuống dưới là bệnh thoái hóa tiểu não có tính gia đình. Những nguyên nhân khác được nêu lên là thuốc chống co giật và nhiễm độc lithium, giảm magiê, viêm não, thiếu vitamin B12. Một số bệnh nhân bị xơ cứng rải rác, u hố não sau. Một số trường hợp không xác định được bệnh căn.

Xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ định hướng được có điều trị được không và điều trị thế nào.

Chẳng hạn, nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị bệnh rung giật nhãn cẩu bẩm sinh có hãm bằng phẫu thuật cho thấy thị lực tăng ở 39/42 mắt. Rung giật nhãn cẩu ở tư thế nguyên phát hết hoàn toàn ở 15 bệnh nhân và giảm ở 6 bệnh nhân. Không có biến chứng trong và sau phẫu thuật. Điều trị phẫu thuật rung giật nhãn cầu bẩm sinh có hãm đem lại nhiều lợi ích: tăng thị lực, giảm hoặc hết rung giật nhãn cầu. Tuy nhiên chỉ định phẫu thuật thích hợp phải tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Những gì bạn có thể làm cho con trong trường hợp này chỉ là hãy cố gắng giữ cho thai kỳ ổn định và khỏe mạnh, trao đổi với bác sĩ nếu trong gia đình có nhiều người mắc bệnh về mắt, quan sát mắt trẻ ngay sau khi chào đời và nếu có phát hiện bất thường cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa sớm.

Mẹ đã biết về bệnh rung giật nhãn cầu bẩm sinh ở trẻ? 5

Ăn gì giúp tránh rung giật nhãn cầu?

Hai “món” bạn cần lưu ý là vitamin B1 và Riaxin (Niacin). Nếu cơ thể thiếu vitamin B1 sẽ gây ra viêm dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh thị giác, gây sung huyết dây thần kinh thị giác, xuất huyết thị võng mạc, làm giảm thị lực nhanh chóng… Thiếu Niaxin sẽ gây ra rung giật nhãn cầu làm yếu thị giác… Thức ăn chứa nhiều vitamin B1 và Niaxin là các loại đậu, thịt nạc, lạc, gạo lứt, các loại rau lá xanh, đậu xanh, táo, ngô…

Tags:

Bài viết liên quan