Mẹ&Con - Vừa đi làm vừa chăm con nhỏ là chuyện khó. Nhưng sẽ còn khó hơn gấp bội trong những ngày con bệnh và công việc thì lại ập trên đầu! Bất kỳ bà mẹ công sở nào cũng thấy “rùng mình” khi chỉ đọc đến mấy chữ rất ngắn gọn và đơn giản: “Khi con… bệnh!” này. Bạn cần làm gì để giải quyết ổn thỏa mọi thứ trong những ngày đầy khủng hoảng đó? Đọc nhé! Những kỹ năng sau đây cần cho bạn đấy! 8 câu 'mẹ công sở' không nên nói 7 chiêu giúp mẹ công sở cân bằng gia đình và công việc

1. Giữ sức khỏe của chính mình

Sức khỏe của bạn sẽ dễ dàng bị vắt kiệt ngay khi con bệnh và mình thì lại ngập trong núi công việc ở công ty. Thêm vào đó, với một số bệnh, bạn còn có khả năng bị lây từ con trong quá trình chăm sóc bé.

Hãy nhớ, để giải quyết tốt nhất tình hình lúc này, việc giữ gìn sức khỏe của chính bạn là vô cùng quan trọng. Đừng chăm con theo kiểu “quên mình”, bỏ ăn bỏ ngủ. Đặt sức khỏe của bạn lên “chế độ ưu tiên” và nhắc nhở mình rằng nếu mình không khỏe lúc này, mọi việc sẽ càng tồi tệ hơn nữa. 

me-cong-so-lam-the-nao-de-giai-quyet-on-thoa-viec-lam-va-cham-con

2. Tận dụng ngày nghỉ phép

Nếu công việc ở công ty không quá gấp, không ở giai đoạn quá mức cao điểm và có thể xin nghỉ phép một vài ngày, hãy tận dụng ngày phép của mình. Trong trường hợp không thể xin nghỉ phép, bạn cũng hãy trình bày với cấp trên về việc con đang ốm để có thể tạm thời xin đến muộn, về sớm một vài buổi, tạm thời giảm tải công việc nếu có thể.

Tuy nhiên, ghi nhớ là dù sếp bạn dễ tính đến mấy và dễ thông cảm đến mấy thì cũng đừng quá lạm dụng việc này. Nghĩa là chỉ tranh thủ việc nghỉ phép, xin về sớm, giảm tải công việc trong trường hợp việc đó thật sự cần. Và ngay khi bé khỏe trở lại, hãy tranh thủ đối đa thời gian để làm bù, thể hiện rõ sự nỗ lực, chăm chỉ của mình.

Với một nhân viên quanh năm chăm chỉ và được xếp trong nhóm làm việc cực kỳ hiệu quả, vài ngày nghỉ phép vì con ốm sẽ rất dễ được thông cảm. Ngược lại, khi ngay những lúc bình thường bạn cũng đã tỏ ra làm việc kém hiệu quả, khiến sếp và bạn bè đồng nghiệp không hài lòng, thì đến lúc bạn càng xao nhãng hơn vì con ốm, bạn rất dễ gặp phải những phản ứng gay gắt từ phía công ty.

Vài việc bạn cần làm cho mình

– Ăn đúng giờ và ăn đầy đủ. Nếu bạn thấy “đuối” đến mức không ăn uống gì nổi thì cố gắng uống vài hộp sữa, ăn những món nhẹ, dễ tiêu hóa. Không được bỏ bữa vì chỉ cần bỏ bữa, sức đề kháng trong cơ thể bạn yếu xuống và bạn rất dễ bị các vi-rút, vi khuẩn gây bệnh tấn công.

– Duy trì giấc ngủ ít nhất là 5 tiếng/ngày. Tất nhiên, bạn khó lòng có được giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày căng thẳng này. Nhưng hãy cố! Tranh thủ chợp mắt bất cứ khi nào có thể, nhất là khi có người thay bạn chăm sóc bé. Ngủ đủ ít nhất 5 tiếng/ngày sẽ giúp bạn đủ “sức bền” vượt qua giai đoạn gian khó.

– Uống đủ nước. Cách dễ nhất để nhớ uống nước là khi cho bé uống nước, bạn cũng hãy uống theo con.

– Rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau tất cả những lúc chăm sóc con, tiếp xúc với các dịch tiết như nước tiểu, phân, dịch mũi, dịch nôn trớ của con…

– Bổ sung cho mình 1 viên vitamin C hoặc 1-2 ly nước chanh, nước cam vắt mỗi ngày. Việc này giúp bạn tăng thêm sức đề kháng để tránh bị lây bệnh.

– Tắm rửa, vệ sinh cơ thể mỗi ngày. Dành cho mình 15 phút hít thở sâu ngoài ban công khi con đang ngủ để giảm stress và bớt căng thẳng.  

3. Đừng ngại nhờ giúp đỡ

Như đã nói ở trên, con bệnh là một giai đoạn “ngặt nghèo” mà bạn cần đến sự giúp đỡ của tất cả mọi người. Ở công ty, hãy mạnh dạn nhờ những người bạn đồng nghiệp chia sẻ giúp một số công việc của bạn (nếu có thể). Ở nhà, hãy mạnh dạn nhờ đến người thân – ông bà nội ngoại, anh chị em, bạn bè thân thiết.  

Nếu bạn ngã bệnh trong lúc này, việc không thể chăm sóc được con sẽ khiến bạn càng không yên tâm và khiến tình hình rối ren hơn. Vì thế, nhớ chăm sóc bản thân bằng cách uống nước, ăn cơm và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt nếu thời gian cho phép.

Tuy nhiên, ghi nhớ là để có thể có được sự giúp đỡ nhiệt tình của mọi người khi hữu sự, đừng quên lúc bình thường bạn cũng cần sẵn lòng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với những đồng nghiệp, bạn bè, người thân khác của mình. 

4. Đừng cầu toàn lúc này

Khi con bệnh, bạn sẽ thấy có rất nhiều thứ bừa bãi, lộn xộn, nhiều thứ không còn theo đúng trật tự mong muốn thường khi. Ví dụ quần áo bẩn vứt khắp nơi không kịp giặt, bữa cơm nhà trở nên quá sơ sài không kịp nấu… 

Lời khuyên cho bạn là đừng stress với những điều đó. Hãy trở nên dễ tính một chút, “thờ ơ” một chút với những thứ chưa như ý này. Từ từ, khi con khỏe và mọi việc trở về nhịp điệu bình thường, bạn sẽ có đủ thời gian điều chỉnh tất cả. Hiện giờ thì hãy chấp nhận mọi thứ ở mức tương đối, bỏ qua tất cả những “chuyện nhỏ” bạn chưa hài lòng, đừng làm tồi tệ thêm tình hình và chỉ tập trung vào 3 việc chính yếu: Chăm sóc cho con mau khỏe, đảm bảo sức khỏe của mình, thực hiện ở mức tương đối tốt nhất công việc của chính bạn ở công ty. 

5. “Tập” cho anh xã các kỹ năng chăm con, chia sẻ việc nhà

Không đứa trẻ nào lớn lên mà không trải qua vài chục lần ốm đau, bệnh tật. Bạn hãy biết điều đó và hãy luôn sẵn sàng đón nhận nó.

Một trong những cách chuẩn bị sẵn sàng chính là đừng ôm hết mọi việc vào người. Ở Việt Nam, nhiều gia đình vẫn giữ thói quen xem việc nhà, việc chăm con là việc của người phụ nữ. Trong khi đó, thực tế là những lúc con đau ốm, bạn sẽ đỡ hơn rất nhiều nếu có thể “chia việc” cùng anh xã. Hãy tập cho chàng mọi kỹ năng này từ trước: Cách thay tã cho con, cách chăm sóc bé, cách giảm sốt, cách cho bé uống thuốc, cách cho bé ăn, cách nấu ăn…

Khi con ốm, nếu hai vợ chồng cùng chia công việc ra, bạn sẽ thấy đỡ mệt nhọc hơn nhiều. Tinh thần bạn cũng theo đó tốt hơn khi cảm thấy mình không đơn độc một mình.

me-cong-so-lam-the-nao-de-giai-quyet-on-thoa-viec-lam-va-cham-con

6. Phát hiện sớm bệnh của con

Phát hiện càng sớm bệnh của con, bé sẽ càng được chữa trị nhanh, ít mất thời gian cho việc điều trị (do chỉ mới ở giai đoạn bệnh nhẹ) và chóng khỏi. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ sớm thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng này hơn.

Để có thể phát hiện sớm bệnh của con, bạn cần liên tục trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về việc chăm sóc bé. Đọc các tài liệu khoa học, các bài báo của bác sĩ, gặp gỡ bác sĩ trong các buổi giao lưu, tiêm chủng đầy đủ cho con để phòng bệnh, khám sức khỏe định kỳ tổng quát cho con mỗi 6 tháng, lưu ý đến mọi bất thường của bé nếu có, bằng cách ấy, bạn sẽ sớm phát hiện khi con bệnh, ít để đến khi bệnh vào giai đoạn trở nặng. 

Tags:

Bài viết liên quan