Mẹ&Con - Phụ nữ mang bầu cần có phải tuân thủ theo những nguyên tắc để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con. Đặc biệt, những mẹ mang song thai hoặc đa thai thì cần chú trọng và lưu ý nhiều hơn so với các mẹ bầu bình thường. Cặp song sinh non tháng, nhẹ cân nhất VN chào đời kì diệu Khi gia đình có hai bé sinh đôi Cách nào để bạn mang thai sinh đôi?

Tăng cường dinh dưỡng

Mẹ bầu song thai phải dung nạp gấp đôi năng lượng so với bà bầu đơn thai, tức gấp 2 lần số năng lượng khuyến cáo là 500 calo/ngày. Nếu ăn quá ít, không hấp thu đủ dưỡng chất và năng lượng khi bầu bí đồng nghĩa với việc mẹ bầu đang “đặt cược” với sức khỏe và tính mạng của các bé.

Việc mẹ hạn chế ăn uống, ăn không đủ dinh dưỡng sẽ càng làm tăng nguy cơ gây sẩy thai, sinh non, bé sinh ra bị thiếu trọng lượng vốn đã là mối đe dọa thường trực khi mang bầu song sinh.

me-bau-mang-song-thai-can-luu-y-gi

Ốm nghén trầm trọng

Một trong những biểu hiện dễ thấy nhất của mẹ mang song thai là tình trạng ốm nghén sẽ trầm trọng hơn rất nhiều. Nguyên nhân được cho là do hormone gonadotropin ở mẹ mang song thai sẽ cao hơn. Vì vậy, mẹ bầu sẽ thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn ói đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Nguy cơ sảy thai cao

Các bác sĩ sản khoa tiết lộ rằng mang song thai thường phải làm nhiều xét nghiệm hơn so với các thai phụ khác. Đi kèm với đó là nguy cơ sảy thai sau khi bị chọc nước ối, khoảng 1/500 ca so với 1/1000 ca sinh đơn.

Nguy cơ tiền sản giật cao hơn

Cảnh báo với chị em mang song thai là nguy cơ bị tiền sản giật sẽ cao hơn rất nhiều đấy. Tiền sản giật được bắt đầu với chứng huyết áp cao và protein trong nước tiểu cao. Biểu hiện của căn bệnh này là sưng phù bàn chân, tay và mặt. Tiền sản giật là vô cùng nguy hiểm.

Sinh mổ là phổ biến

Khả năng phải sinh mổ chiến đến 80% với các mẹ mang song thai. Ngoài ra, chị em cũng cần biết rằng, tỷ lệ mang thai ngược ở các cặp song sinh là rất phổ biến. Chính vì vậy, những tuần cuối thai kỳ, chị em nên khám thai thường xuyên để chọn được phương pháp đẻ an toàn nhất.

me-bau-mang-song-thai-can-luu-y-gi

Tăng trọng lượng

Để đảm bảo cho cả 2 thai nhi phát triển tốt nhất trong bụng mẹ, bạn cần phải tăng từ 16 – 20 kg trong suốt thời gian thai nghén. Đạt được sự tăng cân vừa phải cũng là một điều kiện tốt để hỗ trợ sức khỏe của em bé. Đừng nghĩ tăng cân lúc này thì sau này sẽ khó giảm cân. Thực tế, có tăng cân vừa đủ lúc mang thai thì mới dễ dàng để giảm cân sau khi sinh. Khi mang thai đôi, các mẹ có thể cần được cung cấp 600 calo một ngày, tùy thuộc vào mức độ hoạt động, vận động… 

Tăng nguy cơ sinh non

Mang thai càng nhiều em bé thì càng khó có thể giữ cho đủ ngày đủ tháng. Nếu thấy có dấu hiệu dọa sinh non, các mẹ có thể được tiêm một loại thuốc steroid để tăng tốc độ phát triển phổi của em bé. Tuy nhiên, sau khi sinh, thậm chí những trẻ sinh non hơi nhỏ một chút cũng có thể “chiến đấu” để tồn tại. Các biến chứng liên quan đến sinh non có thể bao gồm nhẹ cân lúc sinh, hô hấp và tiêu hóa khó khăn, và các cơ quan chưa phát triển. 

Các bà mẹ mang thai nhiều hơn một thai nhi có nhiều khả năng bị huyết áp cao trong thời kỳ mang thai. Khi huyết áp cao được kết hợp với protein trong nước tiểu có thể dẫn tới tiền sản giật, nên các mẹ cần hết sức chú ý.

me-bau-mang-song-thai-can-luu-y-gi

Hai kiểu sinh đôi

Cặp song sinh khác trứng – loại phổ biến nhất – xảy ra khi hai trứng riêng biệt được thụ tinh bởi hai tinh trùng khác nhau, tạo thành các nhau thai và túi ối khác nhau. Các cặp sinh đôi khác trứng có thể là hai gái, hai trai, một traivà một gái.

Về mặt di truyền, những đứa trẻ này không giống hệt nhau. 

Cặp song sinh giống hệt nhau xảy ra khi một trứng thụ tinh phân chia và phát triển thành hai bào thai. Cặp song sinh giống hệt nhau có thể chia sẻ một nhau thai, nhưng mỗi em bé thường có một túi ối riêng biệt. Những đứa trẻ sẽ có cùng giới tính và có những đặc điểm thể chất và đặc điểm gần như là giống nhau toàn bộ. Trong trường hợp hiếm, cặp song sinh giống hệt nhau nhưng lại không hoàn toàn tách biệt thành hai em bé, được gọi là cặp song sinh dính liền.

Tags:

Bài viết liên quan