Mẹ&Con - Ngay trong chín tháng thai kỳ của mẹ, trí thông minh của bé đã bắt đầu hình thành và phát triển. Tất nhiên bạn không nên chỉ ỷ y vào đó để lơ là việc tạo điều kiện cho bé chơi đùa, học hỏi trong giai đoạn lớn khôn, song đây sẽ là những 'cảnh báo' quan trọng giúp bạn phát triển trí thông minh cho con mình từ chín tháng thai kỳ. Cơm chiên cá hồi giúp bé thông minh 3 chiêu dạy con thông minh của mẹ Do Thái 10 dấu hiệu cho thấy bé của bạn thông minh hơn người

Yếu tố nào có thể khiến bé kém thông minh?

Yếu tố

Nguyên nhân

Tuổi của bố mẹ.

Nếu bố có độ tuổi từ 45 trở lên, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh như tâm thần phân liệt, tự kỷ và hội chứng gây ra những bất thường trên khuôn mặt và hộp sọ cao hơn bố có độ tuổi từ 40 trở xuống. Những nghiên cứu khoa học còn cho thấy, bé có bố lớn tuổi đạt điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra trí thông minh trên tiêu chí sự tập trung, trí nhớ, khả năng lý luận và kỹ năng đọc.

Về phía mẹ, từ tuổi 30 trở lên, tuổi mẹ tăng thêm 5 tuổi thì nguy cơ trẻ mắc chứng tự kỷ tăng 18%. Mẹ trên 35 tuổi mới sinh con thì con dễ có chỉ số IQ thấp hơn trẻ được sinh ra từ bố mẹ trẻ. Vì vậy, đừng vì những lý do khác mà trì hoãn việc sinh con sớm. Bố mẹ trong độ tuổi 23-30 sẽ có hi vọng cho ra đời những đứa trẻ chỉ số thông minh cao, ít nguy cơ mắc bệnh nhất.

Công việc của bố mẹ.

Bố mẹ làm các công việc ít stress, không chịu nhiều căng thẳng và áp lực, công việc không phải vất vả làm lụng tay chân có hi vọng sẽ có con thông minh hơn.

Điều này cũng khá dễ hiểu, vì một khi bố mẹ luôn quá mệt mỏi, áp lực thì cho dù mẹ có thể thụ thai, sinh con nhưng thai nhi cũng chịu ảnh hưởng không ít từ điều đó.

Mẹ sinh con non tháng.

Những trẻ được sinh ra ở tuần thứ 37 và 38 có điểm về kỹ năng đọc thấp hơn đáng kể so với những trẻ được sinh ở tuần thứ 39, 40 hoặc 41. Điểm toán của những bé sinh ra trong tuần thứ 37, 38 cũng thấp hơn hẳn. Khi bạn sinh sớm, chắc chắn việc này sẽ làm giảm sự phát triển não bộ cho bé, dù ít dù nhiều.

Hãy ghi nhớ điều đó và cố gắng hết sức giữ cho mình có một thai kỳ ổn định: Khám thai thường xuyên, ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh các hoạt động có thể gây tai nạn khiến bạn phải sinh sớm.

Mẹ ăn uống thiếu chất.

Khi mẹ bổ sung cho thai nhi thiếu canxi, sắt, iốt và các loại vitamin thì vô tình sẽ khiến khả năng học hỏi của bé giảm đi đáng kể, chưa kể bé sẽ có khả năng bị chậm phát triển ngôn ngữ, các vấn đề về hành vi, khả năng vận động chậm đi, và chỉ số IQ thấp.

Có thể bạn bị nghén nhiều và mệt mỏi, song hãy nhớ mang thai là giai đoạn bạn ăn uống không chỉ vì mình mà còn vì con. Chia nhỏ bữa ăn, cung cấp cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất chính là cách đơn giản để giúp con thông minh ngay từ trong bụng mẹ.

Thiếu hụt axit folic.

Thiếu hụt axit folic trong thai kỳ có thể khiến cho ống thần kinh của bé không được đóng lại một cách chuẩn xác. Việc ống thần kinh không được đóng lại chuẩn xác sẽ dẫn đến dị tật nghiêm trọng ở não và tủy sống. Vì vậy, đừng quên những viên axit folic ngay từ khi bạn có ý định mang thai. Vì nếu đợi đến khi biết có thai thật sự mới bổ sung thì con bạn đã trải qua đến vài tuần đầu tiên của thai kỳ thiếu axit folic. Ngoài cách uống viên bổ sung, bạn còn có thể tìm thấy axit folic trong các loại rau lá xanh, bông cải xanh, đậu , trái cây và gan. Tăng cường ăn những món này nhé!

Mẹ bị trầm cảm thai kỳ.

Cãi cọ thường xuyên với chồng, lo lắng và mệt mỏi vì công việc, bị những cú sốc nặng… mẹ bầu có thể bị trầm cảm thai kỳ. Lưu ý rằng một khi chuyện đó xảy ra thì có thể sẽ làm tăng nguy cơ bị tổn thương não bẩm sinh ở thai nhi, khiến khi lớn lên, bé có nguy cơ bị tâm thần phân liệt cao lên đáng kể.

Hãy giữ cho mình đừng rơi vào những trạng thái nặng nề như thế. Khi có chuyện buồn, mau chóng tìm cách giải tỏa với người thân, bạn bè. Dành cho mình sự nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu bạn cố hết sức vẫn cảm thấy đau buồn, chán nản, hãy chia sẻ cùng bác sĩ tình trạng này để được giúp đỡ tốt hơn.

Thiếu ánh nắng mặt trời.

Nếu trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ không tiếp xúc đủ lâu với ánh nắng mặt trời buổi sớm, bé sẽ bị nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng cao hơn. Vitamin D trong ánh nắng mặt trời rất quan trọng cho sự phát triển hệ thống thần kinh trung ương của thai nhi. Vì vậy, giai đoạn mang thai, hãy tranh thủ để có những phút tắm nắng, đi bộ buổi sáng ngoài trời nhẹ nhàng. Điều đó rất tốt cho con bạn.

Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thuốc lá.

Chất nicotine từ khói thuốc sẽ gây co thắt mạch máu, làm giảm lưu lượng máu và dinh dưỡng trong nhau thai. Ngoài ra, những bé tiếp xúc với thuốc lá trước khi sinh có nguy cơ phát triển các vấn đề tâm thần cao hơn. Bạn chắc chắn không được hút thuốc. Đồng thời, cần hạn chế tối đa việc hít phải khói thuốc do người khác hút.

Uống rượu.

Rượu có thể được truyền qua nhau thai và gây hại trực tiếp cho hệ thần kinh của bé. Nếu mẹ uống rượu trong khi mang thai sẽ khiến cho bé sinh ra có chỉ số IQ thấp, khả năng tập trung kém, kỹ năng nhận thức kém, trí nhớ kém, khó tập trung, hành vi bốc đồng, kém suy luận, và khuyết tật chức năng vận động. Ngoài ra, đầu của bé bị nhỏ đi với bộ não kém phát triển, và hệ thống thần kinh trung ương bị tổn hại vĩnh viễn. Luôn ghi nhớ rằng rượu, các chất kích thích, ma túy… là thứ tuyệt đối không được phép.

Môi trường ô nhiễm.

Nếu bạn sống ở gần những nhà máy gây ô nhiễm môi trường, sống trong môi trường ngay cạnh chợ, bãi rác, kênh rạch hôi thối… trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tự kỷ sau khi chào đời. Khói xe, khói bụi cũng là những thứ cần phải tránh. Tốt nhất bạn nên hạn chế ra đường vào giờ cao điểm, thay đổi môi trường sống nếu ở đó quá ô nhiễm.

Mẹ tăng trọng lượng quá ít hoặc quá nhiều.

Mẹ tăng cân quá ít hoặc quá nhiều đều có thể gây ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Một tỷ lệ rất lớn trẻ sinh ra trong hai trường hợp nêu trên đều vấp phải một số vấn đề về trí tuệ sau này, tiếp thu chậm hơn trẻ khác. Vì vậy, ngay từ khi mang thai, hãy theo dõi chặt chẽ cân nặng của mình. Ăn uống vừa phải, hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng. Trao đổi với bác sĩ ngay khi bạn nhận ra mình tăng cân quá chậm hoặc quá nhanh.

Tags:

Bài viết liên quan