Mẹ&Con – Tùy theo mỗi vùng miền sẽ có những phong tục, cách cúng đầy tháng cho trẻ khác nhau. Nhưng nói chung, cách sắm lễ vật, nghi thức cúng đầy tháng cho trẻ đều theo “công thức” này, mẹ nhé! Tiệc đầy tháng hoành tráng của con trai Đăng Khôi - Thủy Anh Khánh Thi, Phan Hiển tổ chức đầy tháng cho con trai Mừng đầy tháng con trai, Tuấn Hưng đưa vợ đi làm đẹp

Cách tính ngày cúng đầy tháng

Theo truyền thống, ngày cúng đầy tháng cho trẻ được tính theo âm lịch và phụ thuộc vào giới tính trẻ “gái sụt 2, trai sụt 1”. Nếu là bé gái, ngày cúng đầy tháng sẽ lùi lại 2 ngày so với ngày sinh (âm lịch), còn bé trai thì lùi lại một ngày.

Giờ cúng

Lễ cúng đầy tháng cho trẻ thường được cúng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối tùy theo từng gia đình.

Lễ vật cúng đầy tháng

Mâm cúng đầy tháng đủ lễ cho bé trai và bé gái 5

Chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng đầy tháng cho con. (Ảnh minh họa)

Theo dân gian, từ khi bé ở trong bụng mẹ đến khi sinh ra đều do 12 bà Mụ nặn, chăm sóc, mỗi người đảm nhận một chức năng khác nhau. Do vậy trong lễ cúng đầy tháng ngoài việc tổ chức tiệc mời khách giới thiệu thành viên mới trong nhà, bố mẹ còn phải chuẩn bị mâm lễ cúng đầy tháng. 

  1. Lễ vật cúng 12 bà Mụ gồm:

– 12 chén chè nhỏ. Tùy theo vùng miền, người miền Nam thường cúng chè đậu nước dừa, người Bắc cúng chè hoa cau, còn người Huế cúng chè đậu xanh đánh.

– 12 đĩa xôi nhỏ. Tùy theo vùng miền, người Nam hay cúng xôi gấc, người Bắc cúng xôi vò, người Huế cúng xôi đậu xanh cà.

– 12 chén cháo nhỏ.

– Các loại bánh dành cho trẻ con xếp thành 12 đĩa.

– 2kg thịt quay, 12 đĩa bánh hỏi, 12 ly rượu nhỏ. Nếu không có, bạn có thể thay thế bằng 12 quả trứng vịt và 12 ly nước nhỏ.

  1. Lễ vật cúng kính Đức ông và 3 đức thầy (gồm thánh sư, tổ sư và tiên sư có chức năng truyền dạy nghề nghiệp) bao gồm:

– 1 con gà luộc.

– 1 tô cháo lớn.

– 1 tô chè lớn.

– Ba đĩa xôi lớn.

– 1 miếng thịt quay, một đĩa ngũ quả, trầu cau, rượu và đồ hàng mã (giấy tiền).

Cùng với các lễ vật này còn có thêm một bình hoa, trà, hương, đèn, nước, gạo, muối, muỗng và không thể thiếu một đôi đũa hoa.

Cách sắp bàn cúng

Mâm cúng đầy tháng đủ lễ cho bé trai và bé gái 6

Tất cả đồ lễ cúng đầy tháng, bố mẹ sẽ sắp xếp vào hai bàn. (Ảnh minh họa)

Tất cả đồ lễ cúng đầy tháng của trẻ, bố mẹ sẽ xếp vào hai bàn. Một bàn nhỏ được xếp phía trên để bày lễ vật cúng kính Đức ông và 3 đức thầy. Còn bàn lớn sẽ bày lễ vật cúng kính 12 bà Mụ. Bàn trên và bàn dưới cách nhau 10 phân.

Mâm cúng được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” tức là ở phía đông đặt bình bông, còn phía tây đặt lễ vật. Lưu ý, các mâm này phải được bài trí thật cân đối và đầy đủ các lễ vật như đã nêu ở trên.

Nghi lễ cúng đầy tháng

  1. Cách cúng và khấn

Sau khi sắp xếp lễ vật trên bàn cúng, người lớn trong gia đình sẽ cử đại diện một người thực hiện nghi lễ thắp nhang và cầu khấn. Người đó có thể là ông, bà hoặc bố, mẹ.

Bài khấn đơn giản: “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), ngày cháu (nội hay cháu ngoại… ) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi. Gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị Mụ bà và tam đức ông về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.

Khi đã khấn xong người thực hiện nghi lễ đứng trước án châm trà, vái 3 lạy khấn ơn trên phù hộ cho đứa trẻ. Sau đó vẩy rượu, gạo, muối và mang vàng mã đi đốt.

  1. Nghi thức khai hoa

Sau nghi thức cúng là nghi thức khai hoa, dân gian còn gọi là “bắt miếng”. Người cúng rót trà, thắp hương và xin phép “bắt miếng”, sau đó bế đứa trẻ trên tay. Đồng thời cầm một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”​

Bé gái sẽ được dùng cuống trầu vẽ chân mày cho bé. Hình thức này giống như “làm phép” với mong muốn sau này con gái lớn lên sẽ dịu dàng, nết na, xinh đẹp như hoa.

Kết thúc lễ cúng đầy tháng, mọi người sẽ cùng nhau gửi đến bé những lời chúc tốt đẹp nhất.

Tags:

Bài viết liên quan