Đái dầm là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng lại là nỗi phiền lòng của rất nhiều các bậc phụ huynh. Hôm nay, Mẹ&Con xin mách bạn cách chữa đái dầm bằng rau ngót. Mời bạn cùng thử nhé!
Những điều mẹ cần biết về đái dầm
Đái dầm là một dạng rối loạn bài tiết nước tiểu không theo ý muốn, xảy ra khi ngủ. Đối tượng đái dầm thường là trẻ em, trong độ tuổi từ 4 – 5 (khoảng 10 – 20%). Bước sang tuổi thứ 10, chỉ còn 3 – 4% trẻ em tiếp tục đái dầm. Tuy nhiên, chỉ sau 5 tuổi trẻ sẽ tự hết đái dầm mà không cần phải can thiệp điều trị.
Bé trai đái dầm nhiều hơn bé gái và những đứa trẻ tăng động có khả năng mắc đái dầm cao hơn 2,7 lần so với những đứa trẻ bình thường. Tới tuổi trưởng thành, số người đái dầm chỉ khoảng 1%. Ở độ tuổi này, đái dầm được gọi với cái tên khác… “người lớn” hơn là bệnh “tiểu tiện không tự chủ”.
Đái dầm là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)
Tác dụng của rau ngót
Không phải ngẫu nhiên rau ngót là loại rau được “chọn mặt gửi vàng” trong các bữa cơm gia đình. Rau ngót có chữa rất nhiều các chất như: vitamin C, canxi, muối khoáng, đạm, photpho… giúp thanh nhiệt, giảm táo bón, chảy máu cam, điều trị đái tháo đường… Song song với đó, rau ngót còn là một vị thuốc chữa đái dầm cho trẻ em cực kì công hiệu.
Dấu hiệu cho thấy trẻ muốn “thoát khỏi” tình trạng đái dầm
– Khi thức dậy, bé thấy mình đái dầm và không thích điều này
– Ngại ngùng, xấu hổ khi bị người khác chê đái dầm
– Trẻ thường hỏi xem trong nhà (như cha, mẹ) ngày nhỏ có đái dầm giống mình hay không?
– Trẻ nói không muốn mặc bỉm nữa
Chữa đái dầm bằng rau ngót
Chuẩn bị một nắm lá rau ngót tươi (khoảng 40 – 50g), rửa sạch sau đó giã nát. Đun sôi với nước, để nguội và gạn lấy nước. Mỗi ngày mẹ cho bé uống 2 lần, mỗi lần một chén con và cách nhau 10 phút. Sau khoảng 2 – 3 ngày trẻ sẽ hết đái dầm.
Nếu không muốn làm theo cách trên, bạn cũng có thể làm rửa sạch rồi vò trực tiếp vào nước đun sôi để nguội, sau đó cho bé uống tương tự với liều lượng như trên.
Bạn có thể sử dụng máy xay sinh tố hoặc cối để giã nát lá rau ngót. Tuy nhiên dù dùng bất kỳ dụng cụ nào cũng cần phải đảm bảo vệ sinh, tránh trường hợp bé rước thêm bệnh vào người bởi tiếp xúc với vi khuẩn.
Thực hiện khoảng 3 ngày, mỗi ngày uống 2 lần bé sẽ hết đái dầm. (Ảnh minh họa)
Các phương pháp giúp bé hạn chế đái dầm
Bên cạnh việc dùng rau ngót chữa đái dầm cho trẻ, phụ huynh cũng cần lưu ý thực hiện các biện pháp giúp bé hạn chế đái dầm như:
– Trước khi đi ngủ, nên cho trẻ đi vệ sinh
– Không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ
– Đánh thức bé dậy đi tiểu vào ban đêm
Chữa đái dầm bằng rau ngót cho trẻ là cách thông dụng nhất, được nhiều người áp dụng nhằm trả lại giấc ngủ sâu. Chỉ với một chút kiên nhẫn, mẹ có thể chữa thành công chứng đái dầm cho trẻ mà không hề tốn quá nhiều tiền bạc, công sức. Nếu nhà bạn hoặc người quen có trẻ mắc đái dầm, hãy áp dụng phương pháp này ngay nhé!
Chúc bạn thành công!