Mẹ&Con - Nhiệt độ của miền Nam đang bắt đầu tăng cao, thật khó để tránh khỏi cảm giác bức bối khó chịu. Nhiều người chọn hồ bơi là liệu pháp lý tưởng, vừa được vận động cơ thể lại vừa có thể 'trốn' nắng hiệu quả. Thế nhưng hồ bơi liệu có phải là nơi an toàn đối với trẻ? Những điều mẹ phải biết khi tập bơi cho bé Trẻ quá nhỏ học bơi tiềm ẩn nhiều rủi ro Cách phòng tránh các bệnh thường gặp ở hồ bơi

Đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng còn kém, thì việc vui chơi nơi đông người tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bệnh tật, nhất là ở các bể bơi công cộng. Vì vậy bố mẹ phải cân nhắc thật kỹ lưỡng khi cho con làm quen với việc học bơi.

Không để trẻ bơi giữa trời nắng gắt

Bố mẹ tuyệt đối không nên để bé bơi vào buổi trưa, dưới trời nắng gắt (thường là vào khoảng 11 – 13 giờ hàng ngày), bởi vì khi đó nhiệt độ cơ thể của bé đang cao, mồ hôi ra nhiều, nếu gặp nước sẽ rất dễ nhiễm lạnh. Thay vào đó, mẹ nên cho bé bơi vào thời điểm đầu giờ sáng và cuối giờ chiều, sẽ rất có lợi và an toàn cho sức khỏe của con.

Lựa chọn những vùng nước sạch

Không nên cho bé bơi ở những hồ ao tù hãm, những khúc sông ngòi bẩn có nhiều cống rãnh đổ vào. Nước bẩn mang sẵn nhiều loại vi khuẩn có hại, là tác nhân gây nhiều loại bệnh như đau mắt, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm tai…

Chú ý bảo vệ mắt, tai, mũi, họng

Đối với trẻ mới tập bơi, thời gian ở dưới nước không nên kéo dài quá 30 phút, áp dụng cho mùa hè. Vào cuối hè, đầu thu khoảng thời gian cho phép thu lại còn 15-20 phút. Sau buổi bơi, bé phải xì mũi thật sạch và đẩy nước ra khỏi tai (dạy bé nghiêng tai có nước xuống phía dưới, nhảy vài lần, làm cả 2 bên). Lau sạch ống tai bằng một que bông sạch. 

mach-me-bi-quyet-dam-bao-suc-khoe-cho-be-khi-di-boi

Sau khi bơi lội, mẹ nên nhỏ argyrol 1-2% vào hai lỗ mũi của bé, sau đó cho bé súc miệng và họng bằng nước muối.

Các trẻ đang bị đau mắt, viêm tai, mũi, họng, tắc mũi, sổ mũi… tạm thời không nên bơi lội.

Đề phòng nhiễm lạnh

Dù đang vào mùa hè, thế nhưng mẹ vẫn phải chú ý đề phòng nhiễm lạnh cho bé, nhất là nhiễm lạnh đột ngột, rất nguy hiểm. Vào buổi sáng khi trời còn mát, nước trong bể bơi hoặc dưới sông, hồ khá lạnh, không nên để bé cởi quần áo nhảy xuống nước ngay mà phải khởi động đầy đủ, tập thể dục hoặc tham gia một số trò chơi trên bờ để làm nóng cơ thể trước khi xuống nước.

Không nên bơi trước và sau khi ăn

Bơi khi đói sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu ăn và chức năng tiêu hóa của trẻ, hoặc có thể xảy ra tình trạng chóng mặt và mất sức

Bơi trong lúc dạ dày còn quá no, máu sẽ tập trung ở những cơ bắp đang vận động, khiến việc tiêu hóa bị cản trở, ngoài ra còn có thể dẫn đến hiện tượng đau bụng, buồn nôn…

Tốt nhất chỉ nên cho bé ăn nhẹ các món chế biến từ rau, củ, quả hơn là các món từ chất béo, thức ăn nhanh và cho bé xuống hồ bơi sau khi ăn khoảng một giờ đồng hồ mẹ nhé.

Không nên cho bé bơi quá lâu

Nắng nóng, nhiều người không thích lên bờ mà ngâm mình quá lâu dưới nước. Với trẻ nhỏ, chỉ nên bơi từ 30 – 45 phút, người lớn chỉ bơi khoảng 1 – 1,5 tiếng.

Bảo vệ khoang miệng cho bé

Kể cả các hồ bơi đã qua thanh lọc cũng không thể diệt hết 100% vi khuẩn. Vi khuẩn có thể thông qua khoang miệng xâm nhập vào hệ hô hấp và hệ tiêu hoá gây viêm nhiễm. Đặc biệt, khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu, bé sẽ càng dễ bị viêm nhiễm; hoặc khi khoang miệng có vết thương hở, bé sẽ dễ bị sưng lợi, lở loét khoang miệng hơn.

mach-me-bi-quyet-dam-bao-suc-khoe-cho-be-khi-di-boi

Sau khi bơi, ngay lập tức nên cho bé dùng nước sạch hoặc nước súc miệng để làm sạch khoang miệng. Điều này giúp kịp thời loại bỏ các vi khuẩn còn đang “lưu lại” trên bề mặt khoang miệng, tránh không để các vi khuẩn này xâm nhập sâu hơn, gây viêm nhiễm. Lưu ý không cho bé ăn uống bất kì thứ gì trước khi súc miệng.

Tags:

Bài viết liên quan