Mẹ và Con - Cùng khám phá ngay những mẹo cạo lông chân hiệu quả để tránh tình trạng lông mọc ngược, đau rát hay viêm nang lông sau khi cạo bạn nhé!

Cạo lông chân là một phần của thói quen chăm sóc cơ thể thường xuyên giúp bạn nhanh chóng loại bỏ những sợi lông không mong muốn. Tuy nhiên, nhiều người đã gặp tình trạng ngứa ngáy hay da có cảm giác bỏng rát sau khi cạo. Thậm chí bạn còn có thể đối mặt với vấn đề lông mọc ngược và lưỡi dao cạo cắt vào da.

Để tránh những vấn đề trên thì hãy cùng khám phá ngay các bước cạo lông chân nhanh, đơn giản và đặc biệt an toàn bạn nhé!

Mẹo cạo lông chân tại nhà an toàn và dễ dàng nhất

Làm ẩm da bằng nước ấm

Làm ẩm da bằng nước ấm trước khi cạo để giúp làm mềm lông và mở lỗ chân lông. Bạn nên cạo lông chân vào cuối buổi tắm vì da sẽ ngậm nước hơn, ít nguy cơ bị kích ứng da hơn.

Bôi kem hoặc gel cạo

Một lưu ý vô cùng quan trọng cho bạn đó chính là đừng bao giờ cạo lông khô, tức không thoa kem hoặc gel cạo. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ kích ứng da, khiến bạn dễ bị dao cạo cắt vào da và có cảm giác đau trong suốt quá trình cạo.

Kem hoặc gel giúp dao cạo lướt trên da dễ dàng hơn, giảm khả năng bị đứt lông trong khi cạo hoặc cạo không đều.

Bôi kem hoặc gel trước khi cạo lông chân

Cạo theo hướng mọc của lông

Khi cạo lông chân, bạn nên cạo theo hướng mọc của lông. Mặc dù nhiều người nghĩ rằng cạo ngược chiều lông mọc có thể giúp cạo sát hơn, mượt hơn, nhưng điều này làm tăng nguy cơ lông mọc ngược.

Dùng sản phẩm dịu nhẹ

Nếu thói quen chăm sóc cơ thể của bạn thường chứa nhiều sản phẩm có tính axit hoặc có chất tạo mùi nhân tạo thì tốt nhất bạn không nên dùng các sản phẩm này ngay sau khi cạo lông chân. Những thành phần này có thể gây khó chịu, châm chích hoặc kích ứng tạm thời cho da. Tốt nhất bạn nên ưu tiên sản phẩm dưỡng da có thành phần dịu nhẹ bạn nhé!

Không bao giờ cạo trên vết cắt hoặc vết thương

Nếu bạn bị nhiễm trùng da hoặc đang có vết thương trên da, việc cạo lông chân ở tại vùng da đó có thể làm chậm quá trình lành vết thương hoặc khiến vết nhiễm trùng lan rộng và trầm trọng hơn.

cách cạo lông chân

Mặc quần rộng rãi sau khi cạo lông chân

Sau khi cạo lông, bạn nên chú ý chọn những loại quần hoặc váy có dáng rộng hoặc ngắn, tránh mặc trang phục ôm quá sát vào chân vì có thể khiến da bạn bị bí bách và dễ làm tăng nguy cơ viêm nang lông hơn.

Đừng quên rửa sạch dao cạo của bạn

Sau khi cạo lông chân, luôn rửa sạch dao cạo để loại bỏ lông và phần kem cạo lông đang tích tụ. Đảm bảo lưỡi dao hoàn toàn sạch sẽ mỗi khi bạn cạo sẽ giảm thiểu khả năng kích ứng và nhiễm trùng.

Bảo quản dao cạo của bạn ở nơi khô ráo

Một lưu ý khác cho bạn đó chính là nên để dao cạo lông chân ở nơi khô ráo, thoáng mát vì điều này giúp giảm thiểu khả năng tích tụ vi khuẩn. Điều này cũng làm giảm nguy cơ rỉ sét và kéo dài tuổi thọ của lưỡi dao.

Thay đổi lưỡi dao cạo của bạn thường xuyên

TViệc không thay lưỡi dao cạo thường xuyên là lỗi cạo lông chân phổ biến hàng đầu mà nhiều người trong chúng ta thường mắc phải. Khi lưỡi dao trở nên cùn, nó sẽ trở nên kém hiệu quả hơn và cũng có nhiều khả năng góp phần gây ra tình trạng mọc ngược và kích ứng. Tốt nhất là thay lưỡi dao sau mỗi năm đến bảy lần cạo.

Dinh dưỡng lành mạnh

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, uống nhiều nước và ăn nhiều rau cũng góp phần giúp làm tăng sức đề kháng cho làn da của bạn. Đây chính là bí quyết để bạn phòng ngừa viêm nang lông sau khi cạo lông cận.

Dưỡng ẩm sau khi cạo lông chân

Sau khi cạo lông chân xong, một việc quan trọng bạn cần làm đó chính là dưỡng ẩm cho da. Bước này rất quan trọng vì việc cạo lông chân có thể phá vỡ hàng rào bảo vệ da, dẫn đến mẩn đỏ và ngứa. Bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm hoặc sữa dưỡng thể sau khi cạo lông và vệ sinh chân sạch sẽ.

dưỡng ẩm sau khi cạo lông chân

Cạo lông chân bị viêm nang lông phải làm sao?

Cạo lông chân không đúng cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm nang lông, nếu không điều trị thì tại vị trí viêm sẽ xuất hiện mụn nước có mủ trắng, gây đau nhức. Các mụn nước vỡ ra, đóng vảy làm khô da. Tình trạng viêm nang lông chân có thể gây biến chứng thành áp xe, nhọt, nhọt cụm, ổ gà hoặc viêm mô dưới da.

Nếu bị viêm nang lông chân nhẹ, bạn có thể có thể điều trị tại nhà bằng cách dùng kháng sinh không kê đơn. Các loại kháng sinh này thường ở dạng xà bông, sữa tắm, kem, gel… Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng khăn ấm để chườm lên vùng da đang bị viêm, giúp cải thiện cảm giác đau và khó chiuk.

Bên cạnh đó, với tình trạng viêm nang lông sau khi cạo lông chân, cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm 2 lần mỗi ngày và sử dụng kem làm dịu da.

Nếu tình trạng viêm nang lông của bạn ngày càng nghiêm trọng, bạn có thể cần đến bệnh viện để được thăm khám. Bác sĩ sẽ cân nhắc cho bạn uống thuốc kháng sinh cũng như thực hiện tiểu phẫu để dẫn lưu mủ, tránh tình trạng mủ ở vị trí viêm bị áp xe và nhiễm trùng. Việc phẫu thuật diễn ra nhanh, không gây đau và không cần nằm viện theo dõi.

Nếu bạn muốn có làn da mướt mát, đôi chân quyến rũ mịn màng nhưng chưa thể triệt lông thì cạo lông chân là phương pháp nhanh và tiết kiệm mà bạn có thể thực hiện. Tuy nhiên, về lâu dài, bạn có thể cân nhắc việc triệt lông để tránh những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình cạo bạn nhé!

Bài viết liên quan