Mẹ&Con - Tinh bột là một trong những thành phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu vì nó là nguồn cung cấp năng lượng chính cho sự hoạt động của não bộ và các bộ phận của cơ thể cho cả mẹ và bé. Ăn nhiều tinh bột nguy hiểm hơn ăn nhiều chất béo? Thịt bò – món dinh dưỡng cho bầu Lưu ý về dinh dưỡng cho “bầu” ngày Tết

Lợi ích từ tinh bột cho mẹ bầu

Cụ thể, việc ăn uống đầy đủ hàm lượng tinh bột trong một ngày sẽ cung cấp carbohydrate, đảm bảo đủ lượng đường trong máu và giúp chống lại mệt mỏi.

Ngoài 3 bữa ăn chính, mẹ bầu nên có thêm 3 bữa phụ trong một ngày để thai nhi không bị đói. Bà bầu nên ăn cơm và bánh mỳ vì có chứa nhiều tinh bột, giúp thai nhi phát triển cứng cáp. Thông thường, mẹ bầu ăn 2 chén cơm trong một bữa ăn. Nếu mẹ bầu thấy ngán ăn cơm thì có thể ăn 1 chén mỗi bữa chính và bổ sung thêm bằng phở. Hạn chế tối đa việc ăn bún vì bún là gạo được ngâm nở chua, không tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu.

loi-va-hai-khi-bau-an-tinh-bot

Nhu cầu nǎng lượng của bà mẹ mang thai 6 tháng cuối là 2550 Kcal/ngày. Như vậy, nǎng lượng nạp hơn người bình thường là 350 Kcal/ngày. Để đạt đủ mức tǎng này, mẹ bầu cần ǎn thêm 1 đến 2 bát cơm.

Đối với bà mẹ nuôi con bú, nǎng lượng cung cấp tỷ lệ với lượng sữa sản xuất. Nói chung, ở bà mẹ nuôi con 6 tháng đầu, nǎng lượng cần đạt được 2750 Kcal/ngày. Vì vậy, nǎng lượng tǎng thêm mỗi ngày là 550 Kcal (tương đương với 3 bát cơm mỗi ngày).

Mặt khác, trong thời gian mang thai, lượng hormon thay đổi tác động lớn nhu cầu đường trong máu. Việc ăn uống đủ chất tinh bột sẽ giúp cung cấp lượng carbohydrate thường xuyên, đảm bảo đủ lượng đường trong máu, giúp chống lại mệt mỏi.

Không nên ăn quá nhiều tinh bột

Phụ nữ mang thai ăn bánh mì để cung cấp một số dưỡng chất tất yếu. Tuy nhiên, mẹ bầu ăn mì nên có khoa học, hợp lý, không nên lạm dụng quá nhiều vì bánh mì chứa nhiều muối sẽ gây ra táo bón.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu cho thấy dư thừa tinh bột còn tăng nguy cơ bệnh tim mạch và béo phì nhiều hơn cả chất béo. Tinh bột kết hợp với axit béo ở mức độ cao có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.

loi-va-hai-khi-bau-an-tinh-bot

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đang lo ngại trước thực trạng một số người đang dần chuyển sang chế độ không ăn tinh bột do xuất phát từ những chuẩn đoán triệu chứng tiêu hóa được cho là do tinh bột gây ra nhưng thực chất chẳng có liên quan nào.

Cần kiểm soát chặt chẽ lượng tinh bột trong bữa ăn hàng ngày để đáp ứng đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể, khẩu phần ăn không nên quá nhiều tinh bột nhưng cũng không chuyển khẩu phần ăn không có tinh bột và thường xuyên luyện tập thể thao để đốt cháy phần mỡ dư thừa.

Tags:

Bài viết liên quan