Mẹ&Con – Nhiều người thường lầm tưởng rằng khi mang thai cơ thể mệt mỏi và nặng nề không thích hợp để vận động. Thực tế, để cuộc vượt cạn trở nên dễ dàng và nhanh chóng đòi hỏi cần có xương chậu cùng sức khỏe dẻo dai, khỏe mạnh. Những bài tập thể dục khi mang thai đơn giản và phù hợp sẽ đem lại lợi ích không ngờ cho việc sinh nở. 7 lợi ích tuyệt vời khi bà bầu tập thể dục 13 nguyên tắc an toàn quan trọng cho bà bầu khi tập thể dục Bài tập thể dục giúp tan mỡ bụng sau sinh

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu quan tâm tới sức khỏe và thực hiện những bài tập thể dục khi mang thai phù hợp với thể trạng của mình sẽ mang lại rất nhiều lợi ích.

Bổ sung năng lượng cho mẹ bầu

Việc mang thai làm mẹ bầu trở nên mệt mỏi và hao tổn nhiều sức lực. Chính vì vậy, những bài tập thể dục ngắn và đều đặn hằng ngày trong giai đoạn thai kì sẽ bổ sung năng lượng cho mẹ bầu, tăng cường độ dẻo dai cũng như năng suất hoạt động của hệ tim mạch giúp hạn chế sự mệt mỏi, ì ạch khi mang thai.

Tập thể dục khi mang thai giúp mẹ ngủ ngon hơn

Thai nhi càng lớn, mẹ bầu càng khó tìm được tư thế ngủ thoải mãi, dẫn đến mất ngủ thường xuyên. Đặc biệt, càng về những ngày cuối thai kì, giấc ngủ của mẹ bầu sẽ càng ngắn và gặp nhiều sự cố gián đoạn giấc ngủ hơn. Nếu mẹ bầu duy trì được thói quen vận động nhẹ suốt thai kì sẽ giúp mẹ bầu giải phóng năng lượng dư thừa, thích nghi với những triệu chứng đau nhức về đêm, cải thiện việc lưu thông máu. Từ đó, giúp mẹ bầu đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn và ngủ sâu hơn.

Cân bằng hormone nội tiết, hạn chế stress khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể có nhiều thay đổi làm nảy sinh những vấn đề khác lạ dễ làm mẹ dễ bị stress. Tập thể dục làm tăng nồng độ serotonin giúp mẹ bầu ổn định tinh thần, hạn chế thay đổi cảm xúc giúp mẹ bầu duy trì cảm giác thoải mái và giữ tâm trạng ở mức độ cân bằng.

Lợi ích của việc tập thể dục khi mang thai 4

Tập thể dục khi mang thai giúp mẹ bầu ngủ sâu và ngon hơn (Ảnh minh họa).

Kiểm soát cân nặng trước và sau sinh

Theo thống kê, thường xuyên tập thể dục khi mang thai sẽ giúp kiểm soát cân nặng sau sinh dễ dàng hơn rất nhiều lần so với mẹ ít vận động trong quá trình mang thai. Quá trình vận động nhẹ giúp đốt cháy mỡ thừa làm cơ thể mẹ bầu nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên còn giúp hạn chế tình trạng tăng cân mất kiểm soát khi mang thai.

Ngăn ngừa một số bệnh khi mang thai

Tập thể dục giúp việc tiêu hóa và bài tiết tốt hơn từ đó ngăn ngừa các bệnh về táo bón, bệnh trĩ khi mang thai. Ngoài ra, tập thể dục sẽ giúp giảm đau nhức các khớp và cơ bắp, cải thiện việc lưu thông máu giúp ngăn ngừa các bệnh cao huyết áp, phù nề, tiểu đường thai kì góp phần làm giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng thai kì như tiền sản giật hay giãn tĩnh mạch thai kì.

Khắc phục hiện tượng “đãng trí” trong thai kì

Sự thay đổi của hormone nội tiết tố khi cơ thể mang thai ngoài làm tâm tính mẹ bầu thay đổi còn làm mẹ bầu thấy mình “đãng trí” hơn hẳn. Nguyên nhân đãng trí khi mang bầu thường do cơ thể mệt mỏi cùng tâm trạng lo lắng, áp lực trong suốt thời gian mang thai. Tình trạng này thường biến mất sau khi sinh, nhưng bạn cũng có thể dễ dàng khắc phục bằng những bài tập thể dục hoặc vận động nhẹ giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi từ đó cải thiện trí nhớ tốt hơn.

Giúp mẹ “giảm đau” cho hành trình vượt cạn

Tập thể dục giúp cơ thể mẹ bầu phát triển khỏe mạnh và trang bị cho mẹ bầu một thể trạng tốt để sẵn sàng cho hành trình vượt cạn. Tâm trạng vui vẻ cùng sức khỏe tốt trong suốt thai kì giúp mẹ bầu lâm bồn dễ dàng hơn do hình thành thói quen vận động, sự chịu đựng cùng thái độ quyết tâm, bền bỉ trong suốt 9 tháng “mang nặng” sẽ giúp mẹ bầu giảm đau đớn, đặc biệt có thể rút ngắn được thời gian của quá trình sinh em bé.

Kích thích sự phát triển trí não của thai nhi

Mẹ bầu tập thể dục không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân mà còn tốt cho thai nhi. Đại học Montreal đã chứng minh rằng nếu mẹ bầu tập thể dục 20 phút/ngày với tần suất 3 lần/tuần sẽ giúp não bộ thai nhi phát triển đầy đủ và toàn diện hơn.

Lợi ích của việc tập thể dục khi mang thai 5

Ngoài đem lại lợi ích cho mẹ bầu, việc tập thể dục khi mang thai còn giúp trí não của thai nhi phát triển toàn diện hơn (Ảnh minh họa).

Tuy mang lại nhiều lợi ích, nhưng nếu trong quá trình tập luyện gặp một số dấu hiệu như thở ngắn hay thở gấp, chóng mặt, uể oải, đau cơ, đau dầu, co rút hoặc chảy máu/dịch âm đạo… bà bầu nên dừng quá trình luyện tập ngay lập tức và tìm kiếm lời khuyên thích hợp từ bác sĩ.

Tập thể dục khi mang thai là điều cần thiết. Tuy nhiên, trong thời gian 3 tháng đầu thai kì, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện và không nên gắng sức quá. Ưu tiên chọn những bài thể dục nhẹ nhàng và phù hợp với thể trạng của từng mẹ bầu để mang lại hiệu quả tập luyện tốt nhất.

Tags:

Bài viết liên quan