Mẹ&Con – Nhiều gia đình lo lắng khi trẻ ghen tỵ, không thích chơi với em. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trẻ quá thích chơi với em nhỏ cũng rất nguy hiểm vì những tai nạn tương tự như trường hợp sau đây. Sản phụ mới sinh con 18 ngày bị hành hung chấn thương sọ não Bé gái suýt mất mạng vì nụ hôn của người lạ Nguy hiểm khôn lường nếu cha mẹ thường xuyên rung lắc và tung hứng trẻ

Bé sơ sinh suýt tử vong vì… nụ hôn của anh trai

Lời cảnh tỉnh cho các mẹ có con nhỏ 5

Sau cái hôn đụng đầu của người anh khiến bé sơ sinh bị chấn thương sọ não. (Ảnh minh họa).

Mới đây, thông tin về một bé trai mới 45 ngày tuổi bị chấn thương sọ não với một lý do hết sức ngớ ngẩn khiến nhiều người bàng hoàng. Được biết, trong lúc bé đang được mẹ bế trên tay, người anh trai 3 tuổi chồm tới hôn em. Cú va chạm giữa đầu của anh trai với em bé đã khiến bé bị chấn thương sọ não.

Sau cú va chạm quá mạnh, bé sơ sinh rơi vào tình trạng lơ mơ, da xanh tái, mắt trợn lên và thỉnh thoảng gồng người. Theo các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh nhi bị chấn thương sọ não với tình trạng xuất huyết dưới màng cứng bán cầu não bên phải kèm theo phù não.

Phòng tốt hơn chữa

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi phải thật kỹ càng và nhẹ nhàng trong mọi hoạt động. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý hơn khi chăm trẻ nhỏ, tránh các tác động mạnh có thể gây tổn thương cho em bé. Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị chấn thương sọ não do người lớn bất cẩn khi bế trượt tay hoặc bị các vật dụng trong nhà ngã đè.

Các bác sĩ nhi khoa khuyên các bà mẹ nên chú ý khi bé bị té, hoặc có va chạm mạnh vào vùng đầu. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở bé, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức. Trường hợp bé vẫn tỉnh táo, mẹ nên theo dõi bé trong 24h đầu tiên tại nhà.

Những dấu hiệu cần theo dõi

Lời cảnh tỉnh cho các mẹ có con nhỏ 6

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra (Ảnh minh họa).

Lúc tỉnh lúc mê, ngủ kêu không thức dậy. Ngoài ra, lỗ tai hoặc lỗ mũi chảy nước trong, ói mửa nhiều lần, co giật tay chân và sưng lớn nơi vùng da đầu bị va chạm.

Mẹ nên nhớ, nếu được phát hiện sớm để điều trị bé sẽ nhanh chóng phục hồi. Ngược lại, phát hiện quá muộn sẽ để lại di chứng, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bé.

Những điều lưu ý dành cho bố mẹ

– Trông nom cẩn thận khi trẻ mới biết bò, biết đi.

– Giường nằm của trẻ cần có tấm chắn, dưới chân giường trải nệm để nếu ngã trẻ sẽ đỡ bị chấn động mạnh.

– Tuyệt đối không được rung lắc võng quá mạnh, không chơi trò “máy bay” (tung lên quá đầu rồi hạ xuống hay đưa mạnh sang hai bên…).

– Khi trẻ đi xe tập đi, luôn giữ trẻ trong tầm quan sát của bạn.

– Không để trẻ tự ý leo lên gác cao, cửa sổ đang mở hoặc lần bước xuống thang gác.

– Đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông.

Tags:

Bài viết liên quan