Mẹ&Con - Khi mới cưới hoặc mới có con, chi tiêu của bạn sẽ có nhiều 'biến động'. Bạn không tin được là cũng ngần ấy lương, nhưng loáng cái mới hết một tuần đã… gần như chẳng còn đồng nào!!! Lập sổ chi tiêu luôn là việc rất cần, đặc biệt trong những thời điểm nhiều thay đổi như thế này, nhằm giúp bạn ổn định tài chính và thoát khỏi nỗi lo… cháy túi! 8 mẹo tiết kiệm khi đi chơi 7 cách tiết kiệm tiền đi chợ Bí quyết tiết kiệm dành cho mẹ

Sổ dài hạn

Sổ chi tiêu dài hạn cho phép bạn có cái nhìn tổng quát suốt 1 năm hoặc 3 năm, 5 năm. Giả sử nếu muốn mua một căn nhà, chắc chắn bạn không thể đùng một cái mà mua được. Cũng không phải cứ hễ muốn có chuyến du lịch nước ngoài là bạn kéo cả nhà đi chơi mà chẳng cần quan tâm mình đang tiêu sạch khoản tiền dành dụm cả mấy tháng nay.

Thông thường, sổ chi tiêu dài hạn không cần quá chi tiết. Bạn chỉ cần có được cái nhìn tổng quát về mức thu nhập trong gia đình và các khoản chi lớn, để tính toán những chuyện lâu dài như mua nhà cửa, xe cộ, cho con đi du học, đi du lịch nước ngoài…

Lập sổ chi tiêu 6

Bạn có thể lập sổ chi thu dài hạn bằng cách rất đơn giản: 

Khoản thu

Số tiền

Ghi chú

Thu nhập 1 tháng

A (đồng)

 

Tổng thu dự kiến 1 năm

A x 12 = B (đồng)

Nếu có kế hoạch dài hạn hơn, cần số tiền nhiều hơn, bạn có thể tính thành 3 năm / 5 năm…

 

Khoản chi

Số tiền

Ghi chú

Chi tiêu cơ bản hàng tháng

 

Bao gồm tiền chợ, điện nước, chi phí cho gia đình, thuê nhà…

Chi tiêu cho con

 

Tiền sữa, tiền quần áo, vật dụng cho bé, tiền học phí, tiền thuê người trông giữ trẻ…

Đi du lịch

 

Trung bình 1 lần/năm.

Lễ Tết biếu bố mẹ 2 bên

 

Thông thường bạn sẽ tính quà những ngày sinh nhật, tiền biếu bố mẹ dịp Tết.

Các khoản hiếu hỉ

 

Tính trung bình hàng tháng những dịp đám cưới bạn bè, sinh nhật…

Mua sắm vật dụng mới trong gia đình

 

Chỉ nên cân nhắc mua những thứ thật cần thiết trong trường hợp chi thu nhà bạn không “rủng rỉnh” lắm.

………….

 

Hãy tự điền vào thêm những khoản chi thường có hàng năm trong gia đình bạn (ví dụ vé máy bay về quê dịp Tết…).

………….

 

 

Phát sinh

 

Bạn cần cộng thêm một khoản chi phí phát sinh từ 5-10% trên những khoản chi đã liệt kê.

Tổng chi dự kiến

C (đồng)

 

Khi đã có sổ thu chi cơ bản dài hạn trong 1 năm, bạn có thể dự kiến được khoản “dư” của mình còn được bao nhiêu, để tính toán cho những kế hoạch dài hơi hơn, như dành dụm mua nhà chẳng hạn.

Trong trường hợp nếu chỉ ngay sau khi “lập bảng” xong mà bạn đã thấy mình… thiếu nợ (tổng chi C cao hơn tổng thu B), bạn cần có cái nhìn tổng quát lại để cắt giảm bớt những khoản giải trí, du lịch, quà biếu, sinh nhật…

Nguyên tắc cơ bản là “bắt buộc” sau khi lập sổ chi thu dài hạn, bạn phải còn dư ra được dù ít hay nhiều nhé. Khoản dư này chính là khoản tích lũy quan trọng của gia đình, dành cho những mục tiêu xa.

Lập sổ chi tiêu 7

Sổ ngắn hạn

Nếu như sổ dài hạn cho bạn cái nhìn khái quát về kinh tế của gia đình trong cả năm, thì sổ ngắn hạn sẽ giúp bạn “hiện thực hóa” những gì đã tính toán đó theo từng tháng.

Tùy hoàn cảnh từng gia đình, bạn sẽ có thể lập sổ thu chi ngắn hạn theo cách khác nhau. Tuy nhiên, một số bí quyết mà các bà vợ tay hòm chìa khóa giỏi thường làm là:

– Khi nhận lương đầu tháng, cần trừ ngay ra các khoản cố định phải thanh toán (như tiền nhà, tiền điện nước, tiền sữa, học phí của con…), đừng để sau vài ngày “ăn xài” rồi mới tính đến các khoản này, vì mọi người thường có xu hướng tâm lý “thả ga” ngay khi nhận được một khoản tiền lớn, và sau đó lại… tiếc vì đã vung tay quá trán.

– Nên chia nhỏ ra số tiền bạn được phép chi tiêu hàng tuần. Ví dụ tổng thu nhập của gia đình bạn là 10 triệu đồng thì sau khi trừ các khoản cố định (giả sử 4 triệu đồng), tiền còn lại bạn cần chia nhỏ ra 4 tuần (tương đương mỗi tuần 1,5 triệu đồng). Bằng cách này, chỉ cần tuần nào “bội chi” (chi tới 1,8 triệu đồng chẳng hạn) là bạn kiểm soát được để cân đối lại ngay. Tránh tình trạng cứ xài thoải mái đầu tháng, đến gần cuối tháng thì chuyển sang… “cháy túi”.

– Luôn giữ nguyên tắc: Tiết kiệm trước, chi dùng sau. Dù thu nhập nhiều hay ít, cũng nên tránh vay nợ chỉ để tiêu xài. Nếu bạn làm 10 đồng nhưng xài hết 9 đồng, bạn là người hạnh phúc. Nếu bạn làm 10 đồng nhưng xài hết… 11 đồng, bạn sẽ luôn phải thắc thỏm trong cảnh nợ nần, nhớ nhé!

Sổ chi tiêu ngắn hạn tham khảo: 

Các khoản

Thu

Chi

Số dư còn lại

Ghi chú

Thu nhập của chồng

A

 

 

 

Thu nhập của vợ

B

 

 

 

Thuê nhà (nếu có)

 

C

 

 

Điện nước

 

D

 

 

Sữa của bé

 

E

 

 

Bỉm/tã

 

F

 

 

Học phí của con

 

G

 

 

Chi phí người giúp việc (nếu có)

 

H

 

 

Xăng xe hàng tuần x 4 tuần

 

I

 

 

Điện thoại

 

G

 

 

Tiền chợ hàng tuần x 4 tuần

 

K

 

Kiểm soát số này hàng tuần để điều chỉnh khi tăng giảm đột xuất.

…….

 

 

 

 

…….

 

 

 

 

Phát sinh

 

 

 

Cho phép trong 1 khoản cố định (ví dụ 1 triệu đồng)

Tổng cộng

 

 

 

 

Lập sổ chi tiêu 8

Vài “nguyên tắc” bạn cần ghi nhớ khi lập sổ chi tiêu ngắn hạn hàng tháng:

– Luôn rõ ràng để vợ chồng cùng hiểu rõ tình hình kinh tế gia đình và cùng có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Tránh để tình trạng đến cuối tháng mới “la làng” vì… thiếu nợ!

– Bạn có thể cắt giảm một số thứ, chẳng hạn tiền điện quá cao có thể xem lại cách sử dụng điện trong gia đình, nhưng lưu ý là không nên tập trung cắt giảm quá nhiều ở tiền chợ. Bữa cơm gia đình cần đảm bảo đầy đủ chất nhất, vì đây là sự “đầu tư” lâu dài cho sức khỏe. Đừng để chỉ vì tiết kiệm mà các thành viên trong gia đình đau bệnh, vì đến lúc ấy, tiền thuốc bạn phải tốn kém cho việc điều trị còn dễ sợ hơn nhiều!

Tags:

Bài viết liên quan