Lăn kim trị mụn là một phương pháp điều trị mụn bằng cách sử dụng kim tiêm lăn qua da để kích thích tế bào da và kích thích sản xuất collagen.
Tuy nhiên, việc sử dụng thủ thuật lăn kim cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và có những trường hợp không nên sử dụng phương pháp này. Để hiểu rõ về phương pháp làm đẹp này trước khi quyết định thực hiện thì chị em đừng bỏ qua bài viết sau.
Lăn kim trị mụn là gì?
Lăn kim trị mụn là phương pháp sử dụng thiết bị con lăn gắn với nhiều đầu kim nhỏ và di chuyển liên tục trên vùng da bị mụn. Bản chất của phương pháp này là gây ra các tổn thương giả nhằm kích thích sản sinh thêm collagen và elastin. Nhờ đó giúp phục hồi, trẻ hóa và nuôi dưỡng da từ gốc sâu bên trong.
Phương pháp thẩm mỹ này có nguồn gốc từ phương Tây và được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Phương pháp này được coi là xâm lấn tối thiểu và an toàn cho da. Quá trình lăn kim có thể gây đau và sưng tấy trong vài giờ sau khi thực hiện, nhưng sau đó sẽ giảm dần trong vài ngày.
Cơ chế hoạt động của lăn kim để trị mụn là tạo ra những lỗ nhỏ trên da để đẩy nhân mụn từ dưới da lên trên bề mặt. Đồng thời, các lỗ nhỏ này cũng giúp các dưỡng chất thẩm thấu vào da hiệu quả hơn. Quá trình này cũng kích hoạt sự tái tạo tế bào mới và sản xuất collagen để làm liền các vết thương và sẹo do mụn để lại.
Ưu điểm và nhược điểm cách trị mụn bằng lăn kim
Để cân nhắc phương pháp lăn kim trị mụn ẩn thì bạn nên tham khảo trước ưu nhược điểm của thủ thuật này. Đồng thời, cần lưu ý không phải ai cũng phù hợp để lăn kim.
Ưu điểm:
- Làm sạch nhân mụn sâu trong da, giảm viêm nhiễm và tái phát mụn.
- Kích thích sản xuất collagen và elastin, làm đầy các vết sẹo lõm do mụn để lại.
- Giúp dưỡng chất thẩm thấu vào da hiệu quả hơn, nuôi dưỡng da khỏe mạnh và trẻ hóa.
- Thu nhỏ lỗ chân lông, cải thiện kết cấu và độ đàn hồi của da.
Nhược điểm:
- Có thể gây ra đau rát, chảy máu hoặc nhiễm trùng nếu không được thực hiện bởi người có kinh nghiệm hoặc thiết bị không vệ sinh.
- Cần phải tuân thủ quy trình chăm sóc da sau khi lăn kim để hạn chế các biến chứng như viêm da, sưng tấy hoặc thâm sạm.
- Không phù hợp với những người có làn da quá nhạy cảm, dị ứng hoặc bệnh lý về máu.
- Cần phải kiên trì và duy trì điều trị trong thời gian dài để có kết quả tốt nhất.
Ai không nên lăn kim trị mụn?
Lăn kim trị mụn thường được kết hợp với các liệu pháp khác như tẩy tế bào chết, đắp mặt nạ hoặc tia laser để giúp làm sạch da và ngăn ngừa tái phát mụn. Tuy nhiên, lăn kim trị mụn không phải là phương pháp điều trị phù hợp cho tất cả mọi người và có thể gây ra tác dụng phụ nếu không được thực hiện đúng cách.
Phương pháp không phù hợp với những người có làn da quá nhạy cảm, dị ứng hoặc bệnh lý về máu. Ngoài ra, những người có các tình trạng sau cũng nên tránh thủ thuật lăn kim:
- Da bị viêm nhiễm hoặc nhiễm khuẩm.
- Da từng bị tổn thương nặng hoặc chưa lành vết thương .
- Chị em đang sử dụng các loại thuốc có ảnh hưởng đến quá trình phục hồi da.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
Một số mẹo dưỡng da sau khi lăn kim
Cách chăm sóc da sau lăn kim trị mụn ẩn
- Vệ sinh da: Trong ba ngày đầu khi lăn kim, bạn chỉ nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý để đảm bảo sạch khuẩn. Sau đó dùng khăn mềm sạch nhẹ nhàng thấm khô hết nước trên da mặt thay vì lau hoặc chà xát mạnh.
- Dưỡng ẩm: Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi lăn kim để giúp da phục hồi và tái tạo lại các tế bào mới. Bạn có thể chọn kem dưỡng ẩm chuyên biệt cho da sau lăn kim hoặc kem dưỡng ẩm thông thường nhưng phải an toàn và không gây kích ứng.
- Khóa ẩm: Bạn cũng nên sử dụng các loại mặt nạ khóa ẩm để giúp da duy trì độ ẩm cần thiết và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu như căng rát hay ngứa.
- Chống nắng: Làn da sẽ luôn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời suốt vài tuần sau khi điều trị lăn kim. Để ngăn ngừa các tác dụng phụ, bạn cần phải thực hiện các biện pháp cơ bản như che chắn kín khi ra ngoài hoặc sử dụng kem chống nắng sau khi lăn kim.
Lưu ý khi sau lăn kim trị mụn
Lăn kim là một phương pháp trị mụn được sử dụng phổ biến hiện nay, tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và an toàn sau quá trình lăn kim, bạn cần lưu ý các điều sau:
- Tuân thủ đúng dặn dò của bác sĩ.
- Nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt là cần uống nhiều nước, bổ sung vitamin C và ngủ đủ giấc. Dưỡng da bằng vitamin C cũng là bí kíp dưỡng da hiệu quả và lâu dài.
- Tuyệt đối không tự ý bôi các chất linh tinh dù là “mẹo dân gian” an toàn lên vùng da sau lăn kim.
Nếu bạn cảm thấy đau đớn kéo dài hoặc da có dấu hiệu bị kích ứng sau khi lăn kim, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để biết cách xử lý và điều trị.
Lăn kim trị mụn là một phương pháp hiện đại và hiệu quả để cải thiện da mụn và sẹo. Tuy nhiên, lăn kim trị mụn cũng có những ưu điểm và nhược điểm cần lưu ý. Bạn nên tìm hiểu kỹ về phương pháp này trước khi quyết định sử dụng và chọn nơi uy tín và chuyên nghiệp để thực hiện. Ngoài ra, bạn cũng cần chăm sóc da đúng cách sau khi lăn kim để đảm bảo an toàn và hiệu quả.