Mẹ và Con - Rối loạn kinh nguyệt ở bé gái là chủ đề quan tâm của nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi dậy thì, tuy vấn đề sức khoẻ này không gây nguy hiểm nhưng lại có những tác động tiêu cực đáng kế đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của các bé gái gặp phải!

Tuổi dậy thì là giai đoạn quan trọng trong cuộc sống của mỗi bé gái khi cơ thể trải qua những biến đổi và phát triển vượt bậc. Trong quá trình này, hệ thống hormone của cơ thể thay đổi và tương tác để chuẩn bị cho khả năng sinh sản, sự thay đổi hormone này có thể là nguyên nhân chính khiến các bé dễ mắc phải vấn đề rối loạn kinh nguyệt.

Để bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện cho bé gái, việc hiểu rõ về rối loạn kinh nguyệt và tìm cách điều trị, hỗ trợ kịp thời là vô cùng cần thiết, các phụ huynh hãy cùng xem chi tiết trong bài chia sẻ này nhé!

Rối loạn kinh nguyệt

Tìm hiểu 4 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở bé gái

Mỗi trường hợp rối loạn kinh nguyệt có thể có nguyên nhân riêng biệt hoặc do sự kết hợp của nhiều yếu tố, tuy nhiên việc xác định chính xác nguyên nhân là cần thiết để áp dụng biện pháp điều trị phù hợp và hỗ trợ con trong việc duy trì sức khỏe và sự phát triển toàn diện. Cụ thể với 4 nguyên nhân thường gặp là:

Tuổi dậy thì và sự điều chỉnh hormone

Một trong những nguyên nhân chính gây ra rối loạn kinh nguyệt ở bé gái là sự thay đổi hormone trong cơ thể khi tuổi dậy thì, khi cơ thể bắt đầu trưởng thành và tiến hành quá trình dậy thì, tuyến yên phát triển và bắt đầu sản xuất hormone nữ estrogen và progesterone, chính những thay đổi này có thể tạo ra những biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt và làm cho kinh nguyệt không đều đặn trong giai đoạn đầu.

Tình trạng dinh dưỡng và cân nặng

Dinh dưỡng bất cân đối và tình trạng cân nặng không phù hợp có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bé gái. Việc ăn uống không đủ và không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể có thể làm cho hệ thống nội tiết tố bị ảnh hưởng, gây ra rối loạn kinh nguyệt, ngược lại, tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân cũng có thể là nguyên nhẫn dẫn đến vấn đề sức khoẻ này.

Stress và tác động tâm lý

Stress và tác động tâm lý, những tình huống căng thẳng, lo âu hay áp lực trong cuộc sống hàng ngày, trong học tập có thể tạo ra những biến đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt là tăng lượng hormone cortisol – hormone căng thẳng. Những biến đổi này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống nội tiết tố, gây ra rối loạn kinh nguyệt ở bé gái.

Bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác

Những bệnh lý như tiểu đường, rối loạn giảm cân và tăng cân, bệnh tuyến giáp, các vấn đề về tụy, gan, thận, và các vấn đề về hệ miễn dịch, hay sử dụng thuốc không phù hợp cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

3 dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt ở bé gái 

Kinh nguyệt không đều đặn hoặc thiếu kinh

Thay vì có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn trong khoảng thời gian 21-35 ngày, bé gái có thể thấy mình có kinh nguyệt trong thời gian ngắn hơn hoặc kéo dài hơn chu kỳ này. Đôi khi, bé có thể không có kinh nguyệt trong một vài tháng hoặc một thời gian dài hơn mà không rõ nguyên nhân.

Kinh nguyệt kéo dài, rất đau hay rất ít kinh

Ngoài kinh nguyệt không đều đặn hoặc thiếu kinh, rối loạn kinh nguyệt cũng có thể được nhận biết thông qua các biểu hiện khác như kinh nguyệt kéo dài quá lâu hoặc cực kỳ ít kinh. Một số bé gái có thể gặp phải tình trạng kinh nguyệt kéo dài đến một tuần trở lên, gây ra sự mất máu quá nhiều và làm ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

Ngoài ra, đau bụng kinh cũng có thể xuất hiện ở một số cơ địa bé gái và mang đến cảm giác rất khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của con.

Những biểu hiện khác đi kèm như nổi mụn, rụng tóc

Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể đi kèm với một số biểu hiện khác trên cơ thể của bé gái như bị nổi mụn nhiều hơn khi chu kỳ kinh nguyệt không đều, đồng thời vì sự thay đổi hormone nên ảnh hưởng đến làn da và gây ra mụn trứng cá, mụn đỏ. Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt cũng có thể gây ra tình trạng rụng tóc nhiều hơn bình thường, đặc biệt là rụng tóc từ vùng đầu.

Nếu phụ huynh hoặc bé gái nhận thấy có bất thường về chu kỳ kinh nguyệt hoặc các biểu hiện đi kèm, họ nên tìm đến ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Rối loạn kinh nguyệt?

Phải làm sao khi bé gái bị rối loạn kinh nguyệt?

Hướng dẫn chăm sóc và kiểm soát tình trạng kinh nguyệt

  • Xác định chu kỳ kinh nguyệt: Hỗ trợ con ghi chép và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng qua ứng dụng trên điện thoại, hay lịch để bàn.. Việc này giúp nhận biết các thay đổi và biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, từ đó đưa ra các biện pháp kiểm soát hiệu quả.
  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ: Giúp con tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ như băng vệ sinh phù hợp với cơ thể và độ dày kinh nguyệt.
  • Giảm đau bụng: Hướng dẫn con sử dụng các phương pháp giảm đau bụng như áp lạnh, đặt chai nước nóng vào bụng, tập luyện nhẹ nhàng, và uống thuốc giảm đau phù hợp khi cần thiết.
  • Giữ vệ sinh phụ khoa: Đảm bảo cho con được duy trì vệ sinh vùng kín đúng cách và thường xuyên thay đổi băng vệ sinh hoặc tampon để tránh nhiễm trùng.

Tư vấn về dinh dưỡng và lối sống lành mạnh

  • Dinh dưỡng cân đối: Hướng dẫn và đồng hành cùng con trong việc ăn uống cân đối và đủ dưỡng chất, đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe.
  • Tập luyện thường xuyên: Khuyến khích bé tham gia vào các hoạt động thể dục và tập luyện thể chất như bơi lội, chạy bộ, yoga, để giảm thiểu stress và duy trì sức khỏe toàn diện.
  • Giảm stress: Hỗ trợ con trong việc xây dựng kỹ năng giải tỏa stress như thực hành yoga, thiền, học cách quản lý thời gian và áp lực từ học tập hay cuộc sống.

Điều trị bằng thuốc và phương pháp y tế

  • Thuốc điều hòa kinh nguyệt: Một số loại thuốc, thảo dược có thể được sử dụng để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và giảm các triệu chứng không mong muốn.

Rối loạn kinh nguyệt?

Cùng con vượt qua và xử lý stress, áp lực

  • Khuyến khích thả lỏng: Cùng con thực hành các cách thư giãn, thả lỏng bằng việc thực hành yoga, thiền, đọc sách, vui chơi, xem film…hoặc các phương pháp thư giãn khác.
  • Tạo môi trường hỗ trợ: Tạo điều kiện thuận lợi để bé được thoải mái chia sẻ và nói về những vấn đề và áp lực mà con đang gặp phải.
  • Tư vấn tâm lý: Nếu stress và áp lực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của bé, đừng ngần ngại tìm đến tư vấn tâm lý từ chuyên gia để được hỗ trợ và giải quyết các vấn đề tâm lý sớm nhất có thể.

Đối mặt với rối loạn kinh nguyệt, việc hỗ trợ và chăm sóc con là cần thiết để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này và duy trì sức khỏe tốt trong quá trình trưởng thành, sở hữu một cuộc sống lành mạnh, tự tin, ba mẹ nhé!

Bài viết liên quan