Mẹ&Con - Lấy nhau mấy năm là bằng đó chúng tôi lục đục cũng chỉ vì bói toán. Cô ấy cứ cho là 'có kiêng, có lành' nên một mực bắt tôi phải làm theo. Tôi không hề mê tín nên rất khó chịu nhưng chẳng lẽ chúng tôi lại vì chuyện bói toán mà ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân thì không đáng chút nào... Cẩn thận khi đặt 'lộc chùa' lên bàn thờ 6 mẹo phong thủy giúp gia đình luôn êm ấm Coi bói để sinh con

Mẹ&Con thân mến!

Từ hồi còn con gái, vợ tôi đã là người rất mê bói toán. Chỉ cần có ai đó mách: “Mới tìm được ông thầy này coi hay lắm!” là hôm sau đã thấy cô ấy “diện kiến” ông thầy từ rất sớm, bất kể là ông thầy đó ở tỉnh nào… trong nước. Hồi ấy, chủ yếu là đi coi bói tình duyên. Cô ấy nói khi đã có chồng thì chẳng coi làm gì nữa nhưng không phải như vậy. Càng ngày cô ấy càng mê xem bói, bất cứ chuyện gì cũng phải nhờ đến thầy bói, từ chuyện sinh con, tìm người nuôi con, cho con đi học trường nào thì hợp… Đặc biệt là ngày Tết, hầu hết lịch của vợ tôi đều dựa vào thầy bói chứ không phải do tôi hay cô ấy quyết định. Lấy nhau mấy năm là bằng đó chúng tôi lục đục cũng chỉ vì bói toán. Cô ấy cứ cho là “có kiêng, có lành” nên một mực bắt tôi phải làm theo. Tôi không hề mê tín nên rất khó chịu nhưng chẳng lẽ chúng tôi lại vì chuyện bói toán mà ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân thì không đáng chút nào. Rất mong ý kiến từ chuyên gia. Chân thành cảm ơn!

Thành Nhân (Q.8)

 Ý kiến chuyên gia

Anh Thành Nhân thân mến,

Tín ngưỡng là vấn đề thuộc về niềm tin và tâm linh của mỗi cá nhân. Thế nhưng nếu quá tin tưởng vào bói toán để rồi ép cuộc sống gia đình vào trong những khuôn khổ hà khắc thì quả thật không nên chút nào. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng khi con người đã quá tinh tưởng vào thần thánh và cúng bái và bói toán thì thật khó để có thể kéo họ ra. Bởi nó không chỉ ăn sâu vào nhận thức mà còn trong ý niệm, niềm tin. Do vậy, anh chỉ có thể giúp cô ấy dần hạn chế sự mê tín này bằng những biện pháp “mưa dầm thấm lâu” mà thôi.

Chỉ cho cô ấy những cái chưa đúng đã qua của những thầy bói toán đã bói cho gia đình mình. Nếu cô ấy cho rằng anh “ngang ngược, không biết kiêng dè” và không tin thì anh còn có người nhà, gia đình bên cô ấy mỗi người một ý, một lời khuyên nhủ. Anh cũng có thể tìm cho cô ấy gặp gỡ những “nhân chứng sống” là nạn nhân của tệ nạn bói toán. Tuy tin tưởng nhưng chắc chắn một điều rằng cô ấy không ít lần gặp những thầy bói dỏm, đoán không đúng sự thật. Do đó, những tác động từ nhiều phía nhẹ nhàng, không áp lực thì dần dà cô ấy sẽ thay đổi tích cực hơn.

Song sự kiêng dè, làm theo lời “thầy” phán cũng là sự làm an tâm. Chính vì vậy khi được cúng bái, được “chỉ dẫn” cô ấy sẽ đỡ lo, tự tin và vui vẻ hơn thì anh cũng có thể gượng cười với điều đó. Bởi dẫu sao đó cũng là một liệu pháp tâm lý cho sự bình yên của cô ấy. “Có kiêng mới có lành” thực ra anh có thể hiểu rằng đó là sự “lành” trong đời sống tâm lý của cô ấy.

Chúc anh đón một cái Tết thật lành mạnh mà không phải khổ sở vì bói toán!

Chuyên viên tư vấn tâm lý Huỳnh Văn Sơn

Tags:

Bài viết liên quan