Mẹ&Con - Ngoài băn khoăn "làm gì khi thất nghiệp", bạn còn phải đối mặt với 7 cung bậc cảm xúc này, khi chẳng còn được đi làm mỗi ngày...

Nhiều người cho rằng, lúc mất việc người ta sẽ nghĩ ngay đến câu hỏi phải làm gì khi thất nghiệp , nhưng thực tế lại không như vậy. Trước giai đoạn lo lắng, hoang mang, hụt hẫng… mỗi người sẽ có những cảm xúc, suy nghĩ và quan ngại khác nhau. Dưới đây là những cảm xúc mà mỗi người có thể trải qua khi thất nghiệp. Cùng Mẹ&Con điểm qua xem tình trạng này thế nào để có sự chuẩn bị cho mình, nhất là mùa dịch bệnh Covid-19 khó khăn, bạn nhé!

Vui vẻ, thoải mái

Nhiều người nghĩ rằng sau khi thất nghiệp mọi người sẽ trở nên lo lắng về vấn đề tài chính. Điều này đúng nhưng đó là nỗi lo của khoảng 6,7 ngày sau khi mất việc. Trước mắt, ngay khi tạm biệt công ty, nhiều người cảm thấy rất vui vẻ, tự do, hoàn toàn không còn gánh nặng, áp lực deadline trên vai. Bạn sẽ tận hưởng những ngày tháng đó bằng cách ăn chơi, tiêu tiền, tụ tập bạn bè hoặc đi du lịch bằng khoản tiền lương tháng cuối cùng làm việc. 

thư giãn sau khi nghỉ việc

Khủng hoảng tài chính

Được dăm ba bữa tiền bắt đầu cạn dần, những ngày thoải mái, thư giãn được thay thế bằng những lo âu về tiền bạc. Bạn quay trở về hiện thực với những hóa đơn chất đống. Đó là chưa kể đến việc chẳng may có một vấn đề khác phát sinh càng đẩy bạn tới phiền não, lo lắng. Lúc này bạn nhận ra chất lượng cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng công việc và lo lắng đến việc làm gì khi thất nghiệp.

Tự trách bản thân

Mất việc xong, thất nghiệp quá lâu bạn sẽ tự quay ra trách bản thân đánh mất nhiều cơ hội, hối hận về những trải nghiệm thất bại khi phỏng vấn trong quá khứ. Bạn suy nghĩ rất nhiều về những chuyện đã qua và dần quên đi dòng thời gian của hiện tại.

Nhìn lại quá khứ để tìm ra những sai lầm, thiếu sót của bản thân mà sửa chữa là tốt. Nhưng cứ đắm chìm, lún sâu vào thì chỉ đang làm tốn thời gian, chẳng thể nào có việc được cả.

Tìm việc

Sau khoảng thời gian nghỉ ngơi rồi đến dằn vặt bản thân, bạn bắt đầu muốn hoặc hoàn cảnh đẩy đưa phải tham gia  “đường đua” tìm việc. Lúc này bạn sẽ chăm chỉ cập nhật thông tin tuyển dụng, tìm tới các trang web tìm việc hoặc nghe ngóng thông tin từ người quen.
tìm việc mới

Chán nản, buồn khổ

Không phải ai đi phỏng vấn cũng may mắn trúng tuyển ngay lần đầu, một số người vẫn ngày ngày ra về với thất bại. Sau nhiều lần như vậy, bạn dần nản chí và suy sụp. Cộng thêm cảm xúc tiêu cực có từ lúc mất việc, thất nghiệp lâu ngày, bạn bắt đầu tự hạ thấp, chỉ trích và nghi ngờ khả năng của bản thân. Bạn dần trở nên nhạy cảm với mọi tình huống trong cuộc sống và liên hệ tất cả mọi thứ tới tình trạng của bản thân và thấy mình không biết phải làm gì khi thất nghiệp.

Thiếu tự tin

Ở giai đoạn này, bạn sẽ mất niềm tin vào bản thân, cảm thấy không an toàn và thậm chí còn thất bại với những thứ mình dư sức làm tốt. Dù tự nhủ bản thân phải cố gắng, gạt bỏ cảm giác này để nỗ lực kiếm việc nhưng chỉ làm mọi chuyện tệ hơn và thất bại nhiều hơn. Đây là lúc bạn dễ bị chi phối bởi cảm xúc, đưa ra những lựa chọn sai lầm.

làm gì khi thất nghiệp

Đặt tiêu chuẩn thấp xuống

Bước sang tới thời gian này, bạn bắt đầu hạ thấp tiêu chuẩn tìm việc xuống hoặc tìm một công việc tạm bợ nào đó làm với mục đích đủ ăn tiêu hàng tháng. Khi chưa tìm được một công việc ưng ý thì bạn cũng có thể nghĩ tới bước này để lo cho những tháng trước mắt. Dĩ nhiên, hàng ngày cũng không ngừng theo dõi, quan sát và đi phỏng vấn những công ty tốt, phù hợp với kinh nghiệm và mong muốn của bản thân.

Trên đây là những cung bậc cảm xúc phổ biến nhất mà một người mất việc có thể trải qua. Ai cũng từng ít nhất một lần chuyển việc, nghỉ việc và cuống cùng không biết cần phải làm gì khi thất nghiệp, nhưng quan trọng là chúng ta đã học được những gì trước trong và sau sự việc này. Đặc biệt, Mẹ&Con nhắc bạn đừng để cảm xúc mất việc lâu dài chi phối gây hệ lụy thất nghiệp lâu dài. Chúc bạn nhanh chóng vượt qua những khó khăn hiện tại nhé! 

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.