Mẹ&Con - Sẽ không có gì đáng nói, trừ chuyện cháu phản ứng rất dữ dội với chuyện này, đến mức khiến tôi thấy lo. Trẻ khác sợ thì cùng lắm là khóc một vài lần hay căng thẳng thôi. Còn cháu thì khóc lóc ầm ĩ ngay từ lúc ở nhà, níu bàn ghế, đập tay đập chân nhất định không chịu đi. Sau 7 tháng bé vẫn khóc dạ đề? Làm gì khi bầu chảy máu cam? Làm gì khi con sợ món mới?

Con trai tôi 4 tuổi. Vì rất kỹ sức khỏe của con nên tôi hay đưa cháu đi khám tổng quát định kỳ, khám răng định kỳ, ngoài ra khi cháu hơi bất thường – ốm, sốt… – tôi cũng đều đưa con đi khám. Sẽ không có gì đáng nói, trừ chuyện cháu phản ứng rất dữ dội với chuyện này, đến mức khiến tôi thấy lo. Trẻ khác sợ thì cùng lắm là khóc một vài lần hay căng thẳng thôi. Còn cháu thì khóc lóc ầm ĩ ngay từ lúc ở nhà, níu bàn ghế, đập tay đập chân nhất định không chịu đi. Đến chỗ khám là gần như náo loạn cả phòng khám. Có cách nào giúp cháu bớt sợ hãi chuyện này?

Trần Tú Vi
(Quận 3)

Ý kiến chuyên gia

Ở tuổi lên 4, hầu hết các bé vẫn chưa có được sự dạn dĩ khi đến các phòng khám, bệnh viện. Bởi lẽ mọi thứ ở đó đều “lạ lẫm” với trẻ và thường hay kèm theo… đau (như chích ngừa, nhỏ răng, thử máu…).

Để giúp bé trở nên bình tĩnh hơn, hợp tác hơn khi đi khám bệnh, bạn nên cho bé ôm theo một món đồ chơi thân thuộc nào đó (gấu bông, siêu nhân…) để bé bị chi phối, ít chú ý đến xung quanh. Không nói dối con để “gạt” con đến bệnh viện mà nên giải thích từ đầu cho bé biết lúc ở nhà, để bé hiểu và hình dung được mình đi đâu, làm gì.

Bạn cũng nên tìm các bác sĩ nhi vừa giỏi chuyên khoa vừa “tâm lý” để có thể khen ngợi, động viên, hướng dẫn, vui đùa với trẻ và khiến con thật sự an tâm. Một vài mẹo khác có thể áp dụng là lúc ở trường mẫu giáo hoặc khu vui chơi cho bé chơi trò chơi bác sĩ cùng các bạn, giải thích cho con biết bác sĩ là những người rất tốt để giúp con mau khỏi bệnh, khỏe mạnh.

Làm gì khi con sợ đi bác sĩ? 5

Nếu được, bạn cũng có thể đưa bé đi cùng trong những lần đưa bé khác (dạn dĩ hơn) đi khám bệnh, cho bé chứng kiến “bạn kia” hoàn toàn không sợ gì.

Điều cuối cùng là bạn đừng bảo con “không đau”, thay vào đó nên khuyến khích con: “Con đúng là rất giống siêu nhân ở sự can đảm. Đau đấy, nhưng một chút thôi thì không sao con ha!”. Bằng cách này, bé cảm thấy hãnh diện với việc chịu đựng “cơn đau” ở phòng khám và sẽ về khoe với mọi người như một chiến tích, thay vì sợ. Chúc bé mau… hết sợ bác sĩ!

5 mẹo giúp bé thoải mái ở phòng khám

1. Ngồi cạnh con khi bé khám. Nếu cần thì đặt tay lên vai con hoặc nắm một tay con. Điều này khiến những bé dưới 5 tuổi thấy dễ chịu và yên tâm.

2. Nên mô tả cho bé biết trước ở phòng khám hôm đó bác sĩ sẽ khám những gì. Biết trước thay vì… tưởng tượng khiến bé dễ chịu hơn.

3. Trao cho bé quyền chọn lựa trong phạm vi cho phép. Ví dụ nếu bé khám tai thì cho con chọn: “Con thích khám tai bên nào trước?”.

4. Luôn khuyến khích và khen ngợi con.

5. Đừng để bé phải ngồi chờ quá lâu nơi phòng khám. Thay vào đó, bạn có thể phân công một người nhà ngồi chờ để báo khi gần đến lượt, còn mình thì đưa bé xuống dạo phía dưới khuôn viên, hoặc sang một góc yên tĩnh khác để chơi trò chơi với bé. 

Chuyên gia tâm lý trẻ em Lê Khanh

Tags:

Bài viết liên quan

truyện cổ tích ngắn​

Top 4 mẩu truyện cổ tích ngắn trước giờ ngủ giúp bé ngủ ngoan, mộng đẹp

Mẹ và Con - Kể chuyện cho bé trước giờ đi ngủ không chỉ giúp bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ mà còn nuôi dưỡng trí tưởng tượng và khả năng tư duy. Những mẩu truyện cổ tích ngắn thú vị, giàu ý nghĩa sẽ trở thành người bạn đồng hành tuyệt vời của bé mỗi đêm. Mẹ đã tìm được những câu chuyện vừa hấp dẫn vừa chứa đựng bài học bổ ích cho bé chưa?