Với nhiều quốc gia, học thêm không phải là giải pháp tốt nhất để giúp các con “học tốt – phát triển tốt”. Tại các nước khác, trẻ em thường chẳng biết đến những buổi học nào ngoài giờ đến trường. Thế nhưng, chúng vẫn học tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Cùng Mẹ&Con điểm qua những quốc gia nói không với học thêm và có những môi trường giáo dục lý tưởng nhé!
Phần Lan
Trẻ em Phần Lan bắt đầu bước vào lớp một vào năm 7 tuổi. Những kiến thức đầu tiên mà chúng được học không phải là cách viết chữ, đánh vần hay học thuộc bài. Ngược lại, trẻ được vừa học vừa chơi bằng cách tiếp cận với thế giới động vật, thiên nhiên và đời sống xung quanh. Có thể vì vậy mà trước khi vào lớp một, trẻ không bị áp lực về việc học thêm để biết trước kiến thức.
Đặc biệt, cách mà môi trường giáo dục này nói không với học thêm là dạy học không nhồi nhét. Xuyên suốt các cấp học, Phần Lan không tổ chức các bài kiểm tra chuẩn hóa nào, không xếp hạng và không phân biệt trình độ giữa các bạn học sinh.
Ngoài ra, học sinh Phần Lan luôn xem việc học là cách tiếp nhận kiến thức một cách tự nguyện. Trẻ không bị bắt ép mà ngược lại còn được khuyến khích tạo điều để chơi nhiều hơn học. Theo chia sẻ của một giáo viên người Phần Lan, ông không cho rằng ngồi 3-4 tiếng ngồi trên bàn để giải toán là một ý tưởng hay. Ngược lại, nếu ta để chúng chơi chính hoặc làm những gì chúng thích chính là cách tự học, tự tìm tòi chủ động nhất. Có thể nói, với những quan điểm về giáo dục tiên tiến như vậy Phần Lan đã hạn chế triệt để việc học thêm cho học sinh.
Mỹ
Nếu như ở Việt Nam, việc học thêm là để biết trước kiến thức, để không thua kém bạn bè, bảo vệ thành tích, thì ở Mỹ việc dạy thêm và học thêm có ý nghĩa và mục đích hoàn toàn khác. Có chăng những buổi học thêm đó chính là những buổi dạy phụ đạo. Những học sinh yếu kém thường được giáo viên ghi nhận và đề xuất để tham gia những buổi học củng cố kiến thức. Những buổi học phụ đạo có thể diễn ra theo nhiều hình thức như kèm riêng một – một trong giờ học, thường khoảng 15 phút một lần, 3-4 lần/tuần; giao bài thêm và học nhóm trong thư viện.
Cũng như Phần Lan, Mỹ luôn là một trong những nền giáo dục hàng đầu trên thế giới. Hàng năm, tại Việt Nam vẫn có hàng ngàn học sinh chọn sang Mỹ du học vì cách giáo dục tự do của quốc gia này.
Thụy Điển
Trong quốc gia phương Tây, Thụy Điển được mệnh danh là nước có nền giáo dục công bằng nhất. Tại Thụy Điển, trường tư và các trường dành cho các thành phần đặc biệt khác không được phép hoạt động. Chính vì lý do đó mà học thêm là trường hợp chưa từng xảy ra tại đây.
Đặc biệt hơn hết, thay vì bị ép học và phải mang tâm lý sợ đi học như phần lớn các trẻ đến trường, trẻ em Thụy Điển được khuyến khích học một cách tối đa và toàn diện với những quyền lợi mà không một quốc gia nào trên thế giới nào làm được: cấp lương cho học sinh. Trong suốt thời gian học, học sinh được nuôi ăn và đảm bảo y tế miễn phí, nhận những trang thiết bị phục vụ học tập như cặp, vở, bút, màu vẽ…
Không trừng phạt hay ép buộc trẻ. Dạy trẻ cách tự học và khơi gợi niềm hứng thú đối với việc học bằng nhiều cách khác nhau là một phương pháp giáo dục mà nhiều nước đã thực hiện thành công. Không phải chỉ có học thêm mới giúp con giỏi lên mà có rất nhiều cách học khác nhau mà ba mẹ có thể tìm hiểu và áp dụng để động viên con trên con đường học vấn. Ngoài ra, ba mẹ có thể tìm đọc Đừng để học thêm trở thành gánh nặng nghìn cân của con để hiểu thêm tâm lý con trẻ khi phải học thêm sau giờ học nhé.