Mẹ&Con - Câu chuyện về những bé sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc-xin ngừa viêm gan siêu vi B và vắc-xin vẫn gây 'sốt' cho các mẹ bầu chuẩn bị sinh hoặc vừa sinh con nhỏ. Tiêm hay không tiêm? Những ý kiến khác nhau về việc này càng làm không ít bà mẹ bối rối, không biết nên quyết định thế nào. 10 thắc mắc về tiêm ngừa Mẹ và nỗi sợ tiêm ngừa cho bé Mẹ đã tiêm ngừa cho bé chưa?

Điểm lại một số ý kiến đáng quan tâm

* GS.TS Nguyễn Đình Bảng (nguyên viện trưởng Viện Kiểm định vắc-xin và sinh phẩm y tế):

Một cháu bé vừa lọt lòng, chưa thích ứng với môi trường đã được tiêm ngay hai mũi vắc-xin ngừa lao và ngừa viêm gan B. Vi khuẩn lao tồn tại trong không khí, tiêm vắc-xin ngừa lao sớm là phù hợp. Còn đường lây truyền chính của bệnh viêm gan B là đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Ngoại trừ nhóm trẻ có mẹ nhiễm viêm gan B thì tiêm ngừa viêm gan B mũi đầu cho toàn bộ trẻ sơ sinh là chưa thuyết phục về mặt khoa học.

Vắc-xin lấy trong tủ lạnh ra mà tiêm ngay dễ phản ứng. Vắc-xin để trong tủ lạnh nhằm bảo quản, khi sử dụng có thể để ở nhiệt độ phòng vài phút cho nhiệt độ đỡ chênh lệch trước khi tiêm. Việc để nữ hộ sinh tiêm ngừa tại bệnh viện sản, nhà hộ sinh cũng chưa hợp lý vì họ chưa được đào tạo nhiều về tiêm chủng, nên để nhân viên tiêm chủng tiêm ngừa thì yên tâm hơn. Con cháu tôi nếu bảo tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B trong 1, 2, 3 ngày đầu sau sinh tôi không cho tiêm.

khi-nao-nen-va-khong-nen-tiem-vac-xin-cho-tre

* Bác sĩ Nguyễn Minh Trung (Hà Nội):

Là một bác sĩ có hai con nhỏ 11 tuổi và 6 tuổi, tôi xin nói thật là con tôi cũng không tiêm mũi ngừa viêm gan B 24 giờ sau sinh.

Tôi đã nói điều này từ năm 2007, thời điểm cũng xảy ra những trường hợp tai biến sau tiêm viêm gan B tương tự hiện nay. Trẻ sơ sinh vừa chuyển từ môi trường hoàn toàn nhờ mẹ sang môi trường mới, chịu áp lực về nhiệt độ, áp suất, không khí mới, lại tiêm thêm chất lạ vào cơ thể. Lúc này cơ thể trẻ còn non, có thể có những bệnh bẩm sinh chưa được phát hiện, việc tiêm ngừa có thể xảy ra rủi ro.

* TS Nguyễn Văn Bình (cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế):

Hiện có 81 nước sử dụng lịch tiêm chủng có mũi viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh. Đây đều là những nước có tỉ lệ phụ nữ mang vi-rút viêm gan B cao, hiện tỉ lệ nhiễm vi-rút viêm gan B trong cộng đồng ở Việt Nam 10-20%.

Về lý thuyết, mẹ không mang vi-rút viêm gan B thì không cần tiêm ngừa ngay trong 24 giờ đầu cho bé sơ sinh, nhưng không ai chắc chắn được trong trường hợp mẹ nhiễm viêm gan B ở giai đoạn “cửa sổ”, xét nghiệm chưa xác định được. Tham gia tiêm chủng mở rộng không phải là bắt buộc, mà là vận động ở mức độ cao, có quy định trong Luật phòng chống các bệnh truyền nhiễm là cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm đưa trẻ đi tiêm ngừa.

(Theo Tuổi Trẻ)

Thực tế, việc tiêm ngừa vắc-xin là cực kỳ cần thiết. Và bất kỳ bác sĩ nào cũng lưu ý mẹ nên cho bé tiêm đúng lịch. Tuy nhiên, quả thật với những trường hợp tử vong vừa qua thì những lo lắng của mẹ không phải là không có cơ sở. Nên tiêm hay không tiêm? Câu hỏi này vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.

khi-nao-nen-va-khong-nen-tiem-vac-xin-cho-tre

Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ chắc chắn không mắc viêm gan siêu vi B (mẹ đã được chủng ngừa trước đó) thì không nhất thiết phải tiêm cho trẻ trong 24 giờ đầu. Việc để sau vài ngày hoặc vài tuần để cơ thể bé thích ứng tốt hơn với những tác động xung quanh rồi mới tiêm vắc-xin chưa được xem là “chính thức”, song cũng là điều mẹ nên cân nhắc cùng bác sĩ trong giai đoạn này.   

Những phản ứng phụ của cơ thể khi tiêm vắc-xin

Khi tiếp nhận vắc-xin, cơ thể huy động bộ máy miễn dịch để tạo kháng thể chống lại tức thời và duy trì khả năng ứng phó khi cần. Ngoài phản ứng có ích đó, vắc-xin vẫn gây những tác dụng ngoài ý muốn, do các thành phần thừa (không phải là thành phần kháng nguyên mang tính quyết định) gây ra.

Đánh giá mức độ phản ứng phụ toàn thân và tại chỗ

Mức độ

Phản ứng toàn thân

Phản ứng tại chỗ

Yếu

Thân nhiệt 37-37,5 độ C

Đường kính nốt tiêm sưng < 2,5cm

Trung bình

Thân nhiệt 37,6-38,5 độ C

Đường kính nốt tiêm sưng 2,5- 5cm

Mạnh

Thân nhiệt 38,5 độ C

Đường kính nốt tiêm sưng > 5cm

Phản ứng phụ của các loại vắxin thông thường

Tên vắc-xin

Phản ứng phụ

DPT (bạch hầu, uốn ván, ho gà)

– Thường gặp: Sưng đỏ chỗ tiêm, sốt >38 độ C. Có thể đau đầu, đau khớp, phù nề, ngứa nơi tiêm.
– Hiếm: Phản ứng tức thì sau 4-8 h (bẳn tính, cáu gắt, tiêu chảy, nôn) và phản ứng muộn 8-15 ngày (tiểu ra albumin, nổi mề đay, sưng hạch, ho hen).
– Rất hiếm: Viêm não tủy dị ứng.

BCG (lao)

Đa số: Tạo cục cứng, sưng đỏ, loét, để lại sẹo tại chỗ tiêm; sưng hạch nhẹ ở gần nơi tiêm, có sốt

Dại

– Có phản ứng toàn thân, mệt mỏi, khát nước, đau đầu nhẹ.
– Rất hiếm: Viêm não tủy dị ứng, viêm đa dây thần kinh.

Tả uống

Lợm giọng, buồn nôn, tiêu chảy

Thương hàn vi

– Thường gặp: Đau nhẹ tại chỗ tiêm trong vòng 1 ngày.
– Hiếm gặp: Sưng đỏ cứng chỗ tiêm, có sốt (thường nhẹ).

Viêm gan B

– Thường gặp: Đau nhẹ, ngứa tại chỗ tiêm (hết nhanh sau 1-2 ngày).
– Hiếm: Sốt, đau cổ, chóng mặt, ban, mề đay, nôn và tiêu chảy.
– Rất hiếm: Co thắt phế quản, ngất, viêm khớp, hạ huyết áp, bệnh thần kinh, phù, rối loạn tiêu hóa, loạn thị và liệt.
– Cực hiếm: Phản ứng quá mẫn.

Viêm não Nhật Bản

Thường gặp: Đau, sưng đỏ nơi tiêm; có thể gây sốt, ớn lạnh, nhức đầu (chỉ xảy ra trong 2-3 ngày sau tiêm).

Trường hợp nào không nên tiêm vắc-xin cho trẻ?

Ai cũng biết vắc-xin rất quan trọng, cần và nên tiêm cho trẻ. Tuy nhiên, có một số trường hợp không nên tiêm vắc-xin cho trẻ dưới đây mà mẹ cần biết và cần trao đổi kỹ với bác sĩ. 

Vắc-xin

Không tiêm khi…

Lao

Không tiêm cho trẻ đang bị viêm da có mủ, đang bị sốt trên 37,5 độ C, bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng, bệnh tai mũi họng, viêm phổi, vàng da… và nhất là trẻ bị nhiễm HIV.

Bạch hầu, uốn ván, ho gà

Trong trường hợp trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn, sốt cao, rối loạn thần kinh…  không nên tiêm ngừa vắc-xin này.

Bại liệt

Trẻ sẽ được chủng ngừa sốt bại liệt cùng lúc với tiêm ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà bằng thuốc ngừa dạng uống. Tuy nhiên, tuyệt đối không được cho uống Sabin ngừa sốt bại liệt trong lúc trẻ đang bị sốt, bị nôn, tiêu chảy, đang được điều trị bằng thuốc corticoid, mắc bệnh ác tính (u lympho, bạch cầu cấp…) hoặc bị nhiễm HIV. Không được cho trẻ uống thuốc Sabin đồng thời với vắc-xin thương hàn uống.

Sởi

Khi trẻ đang sốt cao, bị suy giảm miễn dịch nhiễm HIV, cần hoãn tiêm thuốc ngừa bệnh sởi.

Viêm gan siêu vi B

Đối với trẻ sinh non, nhẹ cân (ít hơn 1,5kg) cần chờ đến khi trẻ được 2kg hoặc từ 2 tháng tuổi mới bắt đầu tiêm ngừa Viêm gan siêu vi B. Trường hợp nghi ngờ trẻ mắc bệnh bẩm sinh cũng không nên vội vàng tiêm ngừa. Ngoài ra, chưa phải là ý kiến chính thức được thống nhất, nhưng bạn cũng nên tham khảo: Nếu mẹ không mắc bệnh viêm gan siêu vi B thì có thể tiêm mũi đầu tiên cho trẻ từ 0-2 tháng tuổi, không nhất thiết tiêm trong vòng 24 giờ đầu.

Viêm não Nhật Bản

Tiêm ngừa bệnh viêm não Nhật Bản không dược tiến hành cho trẻ đang sốt cao, mắc bệnh tim, thận, gan, tiểu đường hoặc suy dinh dưỡng, đang mắc bệnh ung thư máu và nhất là trẻ đã từng bị dị ứng với thuốc ngừa Viêm não Nhật Bản.

* Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không tiêm cho trẻ đã bị nhiễm HIV.
* Không được tiêm nhiều vắc-xin cùng một lần (trừ vắc-xin kết hợp một mũi).

Có nên tiêm ngừa “càng nhiều càng tốt” vắc-xin cho trẻ?

Bên cạnh những vắc-xin nằm vào nhóm tiêm chủng bắt buộc, hiện tại còn nhiều vắc-xin khác như dại, thủy đậu, viêm màng não, quai bị, cúm… cũng được quan tâm. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đưa ra quan điểm (đến nay vẫn chưa thống nhất) không nên tiêm ngừa quá nhiều loại vắc-xin cho trẻ, đề phòng gây ”quá tải” cho hệ miễn dịch của cơ thể.

Tags:

Bài viết liên quan