Khăn mặt là vật dụng cá nhân quen thuộc của tất cả chúng ta. Hầu hết, mọi người đều nghĩ rằng khăn mặt rất sạch, bởi chúng chỉ dùng để lau mặt hàng ngày… Cũng chính bởi vậy, chúng ta ít giặt khăn mặt thường xuyên như giặt quần áo.
Đại đa số khăn mặt chỉ được giặt qua qua với nước và xà phòng, không được khử trùng qua nước nóng. Lâu ngày đây sẽ là môi trường thuận lợi cho các tế bào chết tích tụ từ ngày này qua tháng nọ, tạo điền kiện cho nấm và các vi sinh vật phát triển, tấn công ngược lại da mặt. Một số bệnh ngoài da có thể kể đến khi dùng khăn mặt bẩn như: viêm da, dị ứng da, nhiễm trùng da, mụn nhọt, viêm tai giữa, hay thậm chí là ung thư da.
Khăn mặt – vật dụng chứa hàng ổ vi khuẩn – Ảnh minh họa
Nếu như bạn đã áp dụng đủ mọi cách trị mụn nhưng mãi vẫn không khỏi, nguyên nhân phần lớn có thể nằm ở việc sử dụng khăn mặt không đúng cách. Vi khuẩn tích tụ ở khăn mặt khiến mụn tái đi tái lại nhiều lần. Hành động dùng khăn lau mặt không khác gì tiếp tay cho vi khuẩn lây lan từ ổ mụn này, sang ổ mụn khác. Thậm chí là lây lan từ vùng da bị mụn sang vùng da lành lặn, khiến mặt bạn mãi không khỏi mụn mà còn ngày càng nặng thêm. Do đó, các chuyên gia cho rằng, thời gian lý tưởng nhất để thay khăn mặt đó là 3 tháng/lần.
Không thể nói rằng không nên dùng khăn mặt. Thế nhưng với những người có làn da nhạy cảm, cách tốt nhất để có một làn da đẹp chính là rửa mặt bằng tay sạch. Sau khi rửa mặt bằng tay sạch, dùng bông tẩy trang lau những chỗ nhiều mụn và cuối cùng, chạm nhẹ giấy lụa vào da để làm khô.
Nếu là người bận rộn, không có nhiều thời gian để thực hiện những bước tỉ mỉ như trên… Hãy thực hiện 4 bước giặt khăn và khử độc dưới đây để bảo vệ da an toàn:
Chúc bạn thành công!