Mẹ và Con - Bạn thường có thói quen trì hoãn, làm việc "không đến nơi đến chốn" nhưng chưa biết làm sao để khắc phục? Cùng tìm hiểu ngay cách "đấu tranh" với những thói quen xấu này bạn nhé!

Có rất nhiều người đang có thói quen trì hoãn, dẫn đến việc lãng phí thời gian cho những điều không cần thiết. Bạn có phải là một trong số đó? Hãy cùng “vạch trần” ngay những nguyên nhân dễ khiến chúng ta trì hoãn cũng như tìm hiểu xem liệu chúng ta cần làm gì để khắc phục thói quen trì hoãn của mình bạn nhé!

Những nguyên nhân dẫn đến thói quen trì hoãn

Theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo

Những người theo củ nghĩa hoàn hảo có tâm lý phải luôn nỗ lực đạt được sự hoàn mỹ nhất và sẵn lòng chấp nhận mức độ căng thẳng và áp lực cao liên quan đến việc đạt được mục tiêu này. Điều này dễ dẫn đến trì hoãn, vì sự không chắc chắn về việc có thể đạt được sự hoàn hảo như mình mong muốn hay không có thể gây ra sự sợ hãi và ngăn cản bạn hành động.

Những người theo đuổi sự hoàn mỹ thường có mức độ sợ hãi thất bại rất cao. Họ cảm thấy nếu không thể hoàn thành công việc một cách hoàn hảo thì điều này đồng nghĩa với thất bại. Vì vậy, họ phân vân xem có nên thực hiện hay không và dẫn đến trì hoãn.

Hơn nữa, chủ nghĩa hoàn hảo thường dẫn đến việc đặt ra những mục tiêu và tiêu chuẩn không thực tế. Điều này làm cho việc bắt đầu công việc trở nên khó khăn hơn và có thể dẫn đến thói quen trì hoãn.

Những người theo đuổi sự hoàn mỹ thường quá chú trọng vào kết quả cuối cùng mà không đánh giá đúng quá trình để đạt được nó. Điều này tạo ra sự căng thẳng và lo lắng, làm giảm khả năng bắt đầu hoặc tiếp tục công việc.

Lo âu, suy nghĩ quá mức

Người hay lo lắng thường dễ có thói quen trì hoãn do họ có xu hướng lo sợ thất bại hoặc không đủ tự tin để thực hiện công việc của mình. Nếu bạn là một người hay lo lắng, bạn có thể cảm thấy áp lực từ yêu cầu về chất lượng công việc hoặc thời gian hoàn thành công việc. Khi áp lực tăng lên, bạn sẽ có xu hướng trì hoãn công việc để tránh cảm giác căng thẳng.

Không chỉ vậy, người hay lo lắng thường cảm thấy không chắc chắn về năng lực của mình hoặc kết quả của công việc. Sự không chắc chắn này có thể dẫn đến thói quen trì hoãn do e ngại rằng bản thân sẽ không thể hoàn thành công việc theo yêu cầu.

Lười biếng

Thói quen trì hoãn có thể là một hậu quả của việc lười biếng, không có động lực hoặc quyết tâm để hoàn thành công việc. Người lười biếng thường thiếu động lực để hoàn thành công việc. Việc lười biếng khiến bạn không thấy được lợi ích từ việc hoàn thành công việc, dẫn đến sự chần chừ và trì hoãn.

Người lười biếng cũng dễ thiếu kỷ luật và không có kỹ năng quản lý thời gian, làm cho bạn dễ dàng trì hoãn và không hoàn thành công việc.

nguyên nhân trì hoãn

Hay mộng mơ

Người hay mộng mơ cũng thuộc nhóm người hay có thói quen trì hoãn do thường dành thời gian và năng lượng cho những suy nghĩ có phần viễn vông thay vì hành động thực tế.

Người hay mộng mơ thường có khả năng tập trung kém, dễ dàng bị phân tâm bởi những suy nghĩ và ảo tưởng của mình, làm giảm khả năng tập trung vào công việc cần hoàn thành. Bên cạnh đó, người hay mộng mơ có thể có nhiều ý tưởng và mục tiêu lớn, nhưng không biết cách chuyển đổi những mơ ước này thành kế hoạch hành động cụ thể. Bạn dễ bị loay hoay không biết mình cần phải làm gì, dẫn đến thói quen trì hoãn.

Người mộng mơ có thể sử dụng những giấc mơ của mình như một cách để tránh đối mặt với thực tế. Họ có thể trì hoãn công việc cần thiết bằng cách mơ mộng về những kịch bản tốt đẹp hơn. Thói quen này sẽ vô cùng tai hại bởi khi bạn nhìn nhận lại thực tế, bạn sẽ thấy mọi thứ khác xa so với suy nghĩ của mình.

Dễ bị khủng hoảng

Người thường xuyên gặp khủng hoảng, dù là khủng hoảng tài chính, công việc, quan hệ cá nhân hay sức khỏe,… cũng sẽ dễ có thói quen trì hoãn. Những người thường xuyên gặp khủng hoảng thường phải đối mặt với nhiều vấn đề cùng một lúc. Cảm giác quá tải có thể khiến bạn trì hoãn việc giải quyết vấn đề.

Không chỉ vậy, việc thường xuyên gặp khủng hoảng dễ khiến bạn có trạng thái tâm lý tiêu cực, mất niềm tin, mất hy vọng hoặc trầm cảm. Những trạng thái này có thể khiến bạn trì hoãn việc giải quyết vấn đề.

Một lý do khác làm cho những người hthường xuyên gặp khủng hoảng có thói quen trì hoãn đó chính là do vấn đề trong việc quản lý thời gian, đặc biệt khi bạn phải đối mặt với nhiều vấn đề cùng một lúc. Sự kém cỏi trong việc quản lý thời gian có thể dẫn đến sự trì hoãn.

Quá bận rộn

Quá bận rộn cũng dễ khiến bạn có thói quen trì hoãn do phải đối mặt với nhiều công việc và thách thức cùng một lúc. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy quá tải và bắt đầu có xu hướng trì hoãn việc thực hiện một số công việc.

Khi bạn quá bận rộn, việc quản lý thời gian có thể trở nên khó khăn hơn với bạn, bạn không biết phải bắt đầu làm những công việc nào và sắp xếp thời gian ra sap. Nếu bạn không biết cách ưu tiên công việc, bạn có thể trì hoãn việc hoàn thành những công việc hay nhiệm vụ quan trọng.

Việc bận rộn cũng sẽ làm cho bạn dễ phân tâm và mất tập trung. Bạn có thể bắt đầu một công việc nhưng sau đó lại chuyển sang công việc khác mà không hoàn thành công việc ban đầu, dẫn đến trì hoãn.

khắc phục thói quen trì hoãn

Làm sao khắc phục thói quen trì hoãn?

Trì hoãn là một thói quen xấu mà bạn cần khắc phục càng sớm càng tốt. Và để làm được điều này, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:

Phân chia công việc ra thành các bước nhỏ

Đối mặt với một công việc quá “khổng lồ” có thể khiến bạn cảm thấy nản lòng và trì hoãn. Tuy nhiên, nếu bạn phân chia nó thành các bước nhỏ, công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi bắt đầu.

Thiết lập hạn chót để hoàn thành công việc

Việc đặt ra một thời hạn cụ thể cho mình có thể giúp bạn tập trung hơn vào công việc và giảm thiểu thói quen trì hoãn.

Ưu tiên công việc

Xác định những công việc quan trọng nhất và ưu tiên những công việc này sẽ giúp bạn biết được nên tập trung vào việc gì và giảm thiểu cảm giác bị quá tải. Điều này giúp bạn có động lực để làm việc hơn.

Áp dụng kỹ thuật Pomodoro

Kỹ thuật Pomodoro bao gồm việc làm việc trong một khoảng thời gian cố định (ví dụ: 25 phút), sau đó nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian ngắn (ví dụ: 5 phút). Điều này giúp bạn duy trì sự tập trung và năng suất, thích hợp với những người có thói quen trì hoãn do lười biếng, không thể làm việc trong một thời gian dài.

trì hoãn có phải thói quen xấu

Tạo ra môi trường làm việc hiệu quả

Một môi trường làm việc yên tĩnh, sạch sẽ và có tổ chức có thể giúp bạn tập trung hơn và tránh bị phân tâm.

Tập thể dục

Việc tập thể dục có thể giúp giảm stress, cải thiện tâm trạng cũng như giúp bạn tăng cường sự tập trung và năng suất. Chỉ cần vận động nhẹ nhàng cũng đã giúp bạn tái tạo năng lượng để có thể làm việc hiệu quả hơn mà không lo về thói quen trì hoãn của mình.

Sử dụng các công cụ và ứng dụng

Có nhiều công cụ và ứng dụng có thể giúp bạn quản lý thời gian, theo dõi tiến trình công việc, và giữ cho bạn ở trong trạng thái tập trung. Bạn có thể dùng các ứng dụng này để tăng cao hiệu suất của mfinh và dần dần thay đổi thói quen trì hoãn trong công việc. 

Tự thưởng cho bản thân

Khi bạn hoàn thành một công việc hoặc đạt được một mục tiêu nào đó, hãy tự thưởng cho bản thân. Điều này không chỉ giúp tạo ra cảm giác thành công mà còn tạo động lực cho bạn tiếp tục tiến lên.

Thực hiện một thói quen xấu thật dễ dàng nhưng để thay đổi chúng thì vô cùng khó khăn. Vì thế, hy vọng những chia sẻ từ Mẹ và Con sẽ giúp bạn nhận diện được thói quen trì hoãn và thay đổi từng ngày. Hãy chia sẻ với Mẹ và Con nếu bạn có những bí quyết hay khắc phục thói quen trì hoãn bạn nhé.

Bài viết liên quan