Mẹ&Con- Đôi tai là một trong những cơ quan nhạy cảm và khó vệ sinh nhất của cơ thể. Vì thế, việc vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đòi hỏi ba mẹ phải cẩn trọng và kỹ càng để tránh làm trẻ bị đau, sưng tấy gây viêm, thậm chí là ảnh hưởng đến thính giác của trẻ sau này. 7 cách giúp con an toàn khi đến trường Quy tắc vàng của mẹ khi vệ sinh cho bé Đừng chủ quan với bệnh về tai ở trẻ

Không nên dùng tăm bông

bó-tan

Mẹ nên hạn chế dùng tăm bông, các dụng cụ vệ sinh tai có đầu nhọn cho bé (Ảnh minh họa)

Đa số các mẹ đều có thói quen sử dụng tăm bông để vệ sinh tai cho bé và nghĩ rằng cách này là an toàn. Nhưng khi dùng bông tăm có thể gây nguy hiểm cho tai của bé, bởi vùng da bên trong tai của bé rất mỏng. Nếu tăm bông cứng hoặc mẹ “lau chùi” mạnh tay có thể làm con mình bị đau rát, thậm chí khi tăm bông đưa vào quá sâu có nguy cơ bị thủng màng nhĩ của bé. Bên cạnh đó, mẹ không nên sử dụng những dụng cụ vệ có đầu nhọn hoặc bằng kim loại để vệ sinh tai cho bé.

Vệ sinh tai khi tắm

Khi tắm cho bé, mẹ nên dùng khăn tắm với chất liệu vải mềm rồi thấm vào nước ấm, sau đó lau nhẹ nhàng ở vành tai ngoài. Mẹ nhớ lau tập trung ở vùng nếp gấp, vì đây là nơi tích tụ nhiều mồ hôi và bụi bẩn. Mẹ có thể dùng khăn bọc ngón trỏ và xoay theo chiều xoắn ốc trong ống tai, cuối cùng là lau phần bên ngoài của ống tai. Nếu mẹ có ý định vệ sinh tai cho bé thì nên chọn thời điểm lúc bé đang thoải mái, tránh những lúc bé quấy khóc hoặc đang khó chịu.

Dùng dung dịch nước muối sinh lý

nho-sinh

Giữ nguyên tư thế trong quá trình vệ sinh tai cho bé (Ảnh minh họa)

Ráy tai có tác dụng ngăn cản bụi bẩn, làm ẩm và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tai. Phần lớn ráy tai sẽ tự bong ra ngoài, nếu trường hợp ráy tai không tự thoát ra ngoài thì mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm mềm ráy tai trước khi lau sạch bằng khăn.

Cách làm như sau: cho bé nằm nghiêng một bên, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai bé. Cách làm này giúp ráy tai mềm hơn và sẽ tự bong ra ngoài.

Tuy nhiên, mẹ phải hỏi ý kiến bác sỹ để được tư vấn về loại dung dịch vệ sinh tai phù hợp với từng lứa tuổi của con mình. Tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc nhỏ tai cho bé, điều này chỉ làm tình trạng viêm nhiễm ở tai trở nên trầm trọng hơn.

Dùng khăn bịt hai bên tai bé

Mỗi lần tắm cho bé để ngăn nước và tế bào da chết, bụi bẩn rơi vào tai thì các mẹ hãy sử dụng khăn ấm để bịt hai bên tai của bé. Cách này sẽ giữ cho đôi tai của bé luôn khô ráo, sạch sẽ và an toàn.

Sử dụng dung dịch vệ sinh tai từ tự nhiên

Giấm và cồn nhẹ độ: Giấm có tác dụng diệt khuẩn và phù hợp với những vùng da nhạy cảm. Mẹ trộn giấm và cồn nồng độ nhẹ (70 độ) vào một chiếc cốc theo tỉ lệ bằng nhau. Dùng tăm bông thấm dung dịch và làm ẩm lớp ráy tai, sau đó lau tai nhẹ nhàng cho trẻ từ trong ra ngoài. Dung dịch này dùng để vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất an toàn, hiệu quả.

nuc-muoi

Nước muối là dung dịch vệ sinh tai vừa đơn giản mà rất hiệu quả (Ảnh minh họa)

Nước muối: Muối có tác dụng làm mềm lớp sáp ở trong tai giúp việc vệ sinh tai dễ dàng hơn. Bạn hãy cho khoảng 1 thìa muối vào nửa ly nước ấm, khuấy tan dung dịch và dùng tăm bông thấm vào ly nước dung dịch vừa hòa tan. Cho trẻ nằm nghiêng đầu một bên, sau đó dùng tăm bông ngoáy tai trẻ nhẹ nhàng. Mẹ nhớ giữ đầu của bé nằm yên trong quá trình vệ sinh tai để tránh làm tổn thương đến đôi tai của bé nhé!

Tags:

Bài viết liên quan