Mẹ&Con - Ung thư vú có thời kỳ "tiền lâm sàng" kéo dài tới 8-10 năm. Vì thế, nếu không kiểm tra bạn sẽ rất khó phát hiện ra bệnh sớm. Dưới đây, chúng tôi chia sẻ cho bạn cách kiểm tra ung thư vú đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà. 6 loại trái cây giúp phòng tránh ung thư vú Bé gái 8 tuổi mắc bệnh ung thư vú Một thai phụ phải chịu đựng ra sao khi mắc ung thư vú trong thai kỳ?

Dấu hiệu phát hiện ung thư vú sớm

Hướng dẫn cách kiểm tra ung thư vú tại nhà 5

Ung thư vú là căn bệnh phổ biến hiện nay. (Ảnh minh họa)

Biểu hiện của ung thư vú rất đa dạng nên nếu không có thông tin và kiến thức, bạn rất khó nhận ra bệnh. Chỉ khi chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh bắt đầu biểu hiện ra bên ngoài thì bạn mới nhận ra. Nhưng lúc này, việc điều trị sẽ vô cùng phức tạp. Cách kiểm tra ung thư vú đơn giản là bạn có thể dựa trên những dấu hiệu như sau:

  • Tiết dịch núm vú: Khoảng 5% bệnh nhân ung thư vú có tiết dịch núm vú, thậm chí có lẫn máu hoặc dịch hồng.
  • Bề mặt vú nhăn nheo: Khi ngực xuất hiện khối u sẽ phá vỡ cấu trúc da, gây ra các nếp nhăn tên bề mặt vú. Tuy nhiên, triệu chứng này chỉ xuất hiện ở một số ít người.
  • Xuất hiện khối u: 80-90% bệnh nhân ung thư vú có khối u và có thể sờ nắn được bằng tay khi chúng phát triển kích thước từ 1cm trở lên.
  • Núm vú bị thụt vào trong: Núm vú bị tụt sâu, cứng, dùng tay cũng không kéo ra được.
  • Viêm da xung quanh vú: Da đỏ, phù dưới dạng da cam. Da bị bong vảy nến, sần sùi, nổi mẩn ngứa ở ngực.
  • Hạch ở nách: Nếu có một khối u hoặc vết sưng đau dưới cánh tay kéo dài trong một tuần không rõ nguyên nhân. Bạn cần đến trung tâm y tế sớm vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thu vú sớm.

Giai đoạn bệnh phát triển nặng, cách kiểm tra ung thư vú sẽ dễ dàng hơn bởi lúc này khối u to xâm lấn da gây vỡ, chảy dịch, máu ra bên ngoài. Một số khác bị di căn vào xương gây đau nhức, khó khăn trong việc đi lại, di căn vào phổi gây xuất huyết, ho ra máu,… nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Cách kiểm tra ung thư vú tại nhà

Hướng dẫn cách kiểm tra ung thư vú tại nhà 6

Hãy trang bị cho mình kiến thức kiểm tra, phát hiện ung thư vú. (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ sau tuổi 20 nên tự kiểm tra hàng tháng, sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Sau 40 tuổi, bạn nên tiến hành chụp X – quang tuyến vú 1 – 2 lần hàng năm để nhanh chóng phát hiện bệnh và có hướng can thiệp kịp thời.

Tại nhà, bạn có thể áp dụng cách kiểm tra phát hiện ung thư vú như sau:

Bước 1: Đứng trước gương và giữ tư thế xuôi hai tay, kiểm tra bằng cách nhận biết các dấu hiệu đã liệt kê như trên.

Bước 2: Đứng thẳng giơ 2 tay lên đầu, hơi đổ người về phía trước đồng thời quan sát sự bất thường của ngực.

Bước 3: Đưa 1 tay lên đầu, dùng 3 ngón tay trỏ, giữa, áp út của tay còn lại để xoa nắn vú. Bắt đầu từ trong quầng vú, vừa ấn nhẹ vừa di chuyển lần ra ngoài theo đường xoắn ốc hoặc thẳng hàng từ trên xuống dưới. Thực hiện liên tục cho 2 bên vú. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường ở một bên, bạn nên tiếp tục kiểm tra xem bên còn lại có bị tương tự không.

Tiếp tục đưa tay di chuyển, ấn nhẹ lên vùng hõm nách xem có hạch hoặc bất thường gì không. Nắn nhẹ núm vú xem có tiết dịch bất thường không.

Bước 4: Kiểm tra tương tự như ở bước 3 bước trên với tư thế nằm có đệm gối hoặc khăn dưới vai.

Tự khám sàng lọc là cách kiểm tra ung thư vú quan trọng. Nhưng để biết chính xác có mắc bệnh hay không, bạn cần trải qua 3 bước: Khám lâm sàng, X – quang tuyến vú và Chọc hút tế bào.

Vì vậy, nếu kiểm tra lâm sàng và nghi ngờ bị ung thư vú, bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để tiến hành chẩn đoán khoa học và chính xác hơn. Từ đó, các chuyên gia sẽ tư vấn và giúp bạn có liệu trình điều trị bài bản, hiệu quả kịp thời nhất.

Tags:

Bài viết liên quan