Mẹ và Con - Ho, nhức đầu, mệt mỏi… là những di chứng COVID-19 phổ biến. Tuy nhiên, một di chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày mà nhiều người đang gặp phải nữa là hội chứng “sương mù não”.

Di chứng hậu COVID-19 là một trong những điều đáng sợ đối với những bệnh nhân vừa hồi phục COVID-19. Một trong số đó là chứng sương mù não. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Sương mù não là gì?

Chứng sương mù não liên quan đến các vấn đề như trí nhớ, suy nghĩ và sự tập trung: Hay quên, thiếu tập trung, kém minh mẫn, mệt mỏi… nhưng đối với nhiều bệnh nhận việc miêu tả triệu chứng của hội chứng này là một thách thức.

TS Talya Fleming, Giám đốc y tế Chương trình phục hồi chức năng sau COVID-19, Viện Phục hồi chức năng JFK Johnson cho biết: Bệnh nhân thường nói rằng họ cảm thấy không ổn, cảm thấy có điều gì đó bao trùm khiến mọi thứ không còn sắc nét như trước đây.

Triệu chứng của hội chứng sương mù não

“Sương mù não” kéo dài là một trong những di chứng hậu COVID-19 thường gặp và gây ra nhiều phiền toái. Trong nhiều trường hợp, hội chứng này có thể kéo dài lên đến nhiều tháng đến năm sau khi bệnh đã khỏi. Bên cạnh những triệu chứng thông thường dễ nhận biết như: dễ bị phân tán, phân tâm, khó theo dõi các cuộc trò chuyện và không tập trung vào công việc hàng ngày. Các triệu chứng của hội chứng hậu COVID-19 này cũng có thể là:

  • Bước vào một căn phòng nhưng quên mất lý do tại sao mình lại ở đó
  • Khó nghĩ ra từ đúng
  • Khó nhờ những gì mình vừa đọc
  • Mất rất nhiều thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ gì đó
  • Quên công thức nấu ăn, các bước nấu ăn dù đó là món quen thuộc và thường nấu
  • Quên những gì đang làm sau khi vừa mất tập trung

Những triệu chứng này càng nặng hơn đối với những bệnh nhân đã trải qua cấp cứu y tế và sau khi trở lại làm việc. Khi gặp hội chứng này, người bệnh sẽ rất khó khăn khi thực hiện công việc hoặc quản lý hàng ngày. Vì vậy, khi bị hội chứng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

sương mù não

Nguyên nhân gây sương mù não

Hiện nay các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến hội chứng này sau khi mắc COVID-19. Tuy nhiên, một số nguyên nhân đã được xác định gây ra nên tình trạng này là:

  • Thiếu oxy não do phổi bị tổn thương
  • Viêm não
  • Rối loạn tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch tấn công vào các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể
  • Đột quỵ não

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng này là: làm việc quá sức, căng thẳng, thiếu ngủ, làm việc nhiều giờ liền trước máy tính. Ở cấp độ tế bào, sương mù não được cho là tình trạng viêm nhiễm ở mức độ cao và những 

Ngoài ra, việc dùng thuốc hay các tình trạng y tế (liên quan đến viêm nhiễm, mệt mỏi hoặc thay đổi mức đường huyết) thậm chí sự thiếu hụt hoặc không đủ chất dinh dưỡng, có thể góp phần gây ra các triệu chứng sương mù não. Các biến chứng của COVID-19 là khác nhau ở mỗi người, đối với một số bệnh nhân hội chứng này có thể biến mất sau khoảng vài tháng. Tuy nhiên, có vài người di chứng này có thể tồn tại lâu hơn. 

Cách khắc phục tình trạng sương mù não sau COVID-19

Để ứng phó với hội chứng sương mù não, BS Vũ Duy Dũng khuyến cáo rằng: Điều trị sương mù não sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh. Ví dụ như: nếu bị thiếu máu có thể bổ sung sắt để làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu và giảm tình trạng này. Đôi khi để giảm thiểu tình trạng sương mù ở não chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, dinh dưỡng hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học hơn.

Bên cạnh đó, để giảm hội chứng này các bạn nên ghi nhớ những lưu ý sau đây:

Ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày

Một giấc ngủ đủ và đúng có thể đem đến cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe như giải độc thần kinh, thư giãn cơ bắp… CHính vì vậy, sau một đêm ngủ đủ giấc bạn sẽ tăng khả năng ghi nhớ, cải thiện độ tập trung nhanh chóng.

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày 30 – 60 phút

Thông qua quá trình vận động, tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn giúp tăng sức khỏe thể chất hiệu quả. Bên cạnh đó, khi tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp tăng lưu lượng máu và oxy đến não hỗ trợ cải thiện giấc ngủ và giúp da hồng hào hơn.

Ăn nhiều rau xanh, trái cây và các chất béo lành mạnh (Địa Trung Hải)

Khi nhắc đến chế độ ăn uống lành mạnh người ta sẽ nghĩ ngay đến chế độ ăn Địa Trung Hải. Với nhứng thực phẩm chính là cá biển, chất béo lành mạnh, rau quả, trái cây… và hạn chế tối đa lượng nước ngọt, thịt đỏ. bánh ngọt. Chế độ ăn này có lượng carbohydrate thấp, giàu chất chống oxy hóa, nhiều protein và chất béo lành mạnh. Đối với những người ăn theo chế độ Địa Trung Hải thường có điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ (so với chế độ ăn thông thường). Vì các thực phẩm này chứa nhiều vitamin B12 (các loại cá biển) – một trong những loại vitamin cần thiết cho chức năng thần kinh và axit béo omega-3 – cải thiện sự chú ý và tốc độ xử lý ở những người bị suy giảm nhận thức nhẹ. 

Hơn nữa, các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa cũng có tác dụng giảm thiểu tốc độ lão hóa của tế bào não.

sương mù não hậu covid-19

Tham gia nhiều hoạt động xã hội để tinh thần luôn thư giãn

Việc tham gia nhiều hoạt động xã hội sẽ giúp tinh thần trong trạng thái ổn định và thư giãn từ đó sẽ hạn chế căng thẳng. Giúp các tế bào thần kinh dần ổn định và hồi phục sau tổn thương do COVID-19 gây ra.

Sương mù não là một trong những hội chứng thường gặp hậu COVID-19 ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Hy vọng với những thông tin trên đây, Mẹ và Con đã cung cấp cho bạn thêm kiến thức cần thiết để nhanh chóng khắc phục tình trạng này. 

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.