Hiệu ứng cánh bướm ra đời vào khoảng năm 1961. Và cho đến nay, hiệu ứng này vẫn được ứng dụng nhiều trong các chiến thuật tâm lý con người.
Hiệu ứng cánh bướm là gì?
Cụm từ hiệu ứng cánh bướm có tên tiếng Anh là butterfly effect, dùng để chỉ một triết lý cuộc sống: Chỉ một sự kiện hay một hành động nhỏ cũng có thể dẫn đến những kết quả hoặc hậu quả lớn mà chúng ta không ngờ tới. Thậm chí, sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời của người khác, hoặc thay đổi cả lịch sử.
Hiệu ứng cánh bướm được ra đời bởi nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz. Vào năm 1961, ông xây dựng một phần mềm mô phỏng dự đoán về thời tiết trên máy tính. Ông đã quyết định làm tròn các số liệu, nhập 0.506 thay vì nhập đầy đủ là 0.506127.
Tuy nhiên, điều mà ông không ngờ tới chính là chỉ làm tròn với sự chênh lệch rất nhỏ nhưng kết quả thu được lại khác xa so với dự tính ban đầu. vì vậy đã thu về kết quả dự đoán thời tiết khác xa so với dự tính ban đầu. Khi đó, Lorenz đã nhận ra rằng “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas” hay có nghĩa là những sự kiện nhỏ vô tình có thể gây nên những thay đổi lớn.
Câu nói này đã được Lorenz chính thức công bố cùng với phát hiện mới của mình vào năm 1969. Và vào năm 1972, tại Hiệp hội phát triển khoa học Hoa Kỳ, Lorenz đã có bài diễn thuyết với tựa đề: “Tính dự đoán được: “Liệu con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?”.
Hiệu ứng cánh bướm trong tâm lý học và cuộc sống
Hiệu ứng cánh bướm trong tâm lý học
Xét về mặt tâm lý, hiệu ứng cánh bướm như một lời “nhắc nhở” chúng ta rằng chỉ cần ném một viên đá xuống mặt nước hồ yên tĩnh thì có thể tạo ra những cơn gợn sóng, phá vỡ không gian bình lặng từ trước đến giờ.
Mỗi một suy nghĩ, hành động của chúng ta dù là nhỏ nhất cũng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau đó. Vì thế, chúng ta có thể thay đổi mọi thứ từ chính những việc nhỏ nhất, chẳng hạn như cố gắng suy nghĩ tích cực hơn.
Xem thêm:
Từ chính việc suy nghĩ tích cực thì đời sống tinh thần cũng được cải thiện, giúp bạn vui vẻ hơn. Khi bạn vui vẻ, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn, sức khỏe thể chất cũng tốt hơn. Từ đó, chất lượng cuộc sống nhìn chung sẽ được thay đổi.
Một câu nói khá hay và có ý nghĩa tương đồng với ý nghĩa của hiệu ứng cánh bướm trong tâm lý học mà bạn có thể tham khảo chính là câu nói của Samuel Smiles: “Gieo suy nghĩ, gặt hành động. Gieo hành động, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận.”
Hay Satya Nani cũng từng có câu “A little progress each day adds up to big results” (những nỗ lực nhỏ mỗi ngày sẽ giúp bạn đạt được thành tựu lớn sau này).
Như vậy, nhìn chung, ứng dụng hiệu ứng cánh bướm vào tâm lý học và cuộc sống sẽ giúp bạn nhìn nhận được tầm quan trọng của những điều nhỏ bé nhất, kể cho đó có là suy nghĩ của chúng ta. Từ đó bạn có thể dễ dàng tìm ra những cách để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.
Và với những người luôn tự ti vào bản thân thì hãy tin rằng, một ngày nào đó, bạn vẫn hoàn toàn có thể thay đổi thế giới này. Bất kể ai cũng đều góp phần với sự thay đổi của thế giới và bạn cũng vậy.
Xem thêm: Hiệu ứng chim mồi đã “móc ví” các mẹ như thế nào?
Hiệu ứng cánh bướm và những sự kiện trong cuộc sống
Xét từ xa xưa đến nay, hiệu ứng cánh bướm đã nhiều lần gây nên những sự kiện đặc biệt trên thế giới, thay đổi cả lịch sử của chúng ta.
Tài xế đi nhầm đường dẫn đến Thế chiến Thứ nhất
Ngày 28/6/1914, nhóm khủng bố Black hand đã thực hiện kế hoạch ám sát thái tử nước Áo – Archduke Franz Ferdinand. Tuy nhiên, kế hoạch này không thành công do lựu đạn ném vào xe của Thái tử bị trượt ra ngoài, phát nổ và khiến hai tùy tùng của Thái tử bị thương.
Thái tử đã quyết địn đến bệnh viện để thăm người tùy tùng đang nằm cấp cứu của mình. Tuy nhiên, tài xế không quen lộ trình, rễ nhầm đường và đi ngang qua một quán cà phê ven đường nơi Gavrilo Princip đang ngồi. Hắn là một trong những kẻ tham gia vụ mưu sát hụt trước đó của nhóm khủng bố Black hand đã không thành công.
Vì thế, hắn đã rút súng và bắn trực tiếp vào Thái tử. Thái tử qua đời là sự kiện châm ngòi cho Thế chiến Thứ nhất. Có thể thấy, hiệu ứng cánh bướm trong sự kiện này chính là sự sơ sểnh đi nhầm đường của tài xế đã dẫn đến vụ ám sát thành công thái tử nước Áo, khiến Áo-Hung tuyên chiến với Serbian, Đức tuyên chiến với Nga, lôi kéo Bỉ, Pháp và Anh tuyên chiến với Đức.
Cãi nhau với vợ và sự kiện Barack Obama trở thành tổng thống Mỹ
Không phải Barack Obama cãi nhau với vợ mà là đối thủ tranh cử nặng ký nhất của ông trong giai đoạn đó – Jack Ryan. Cãi nhau với vợ, đối xử không đẹp với vợ mình là nguyên nhân khiến Jack Ryan phải rời khỏi cuộc bầy cử và giúp Obama dễ dàng thắng cử trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm nào.
Có thể thấy, điều này ứng với hiệu ứng cánh bướm rằng chỉ một hành động không tốt với vợ của một người đàn ông đã giúp Mỹ có Tổng thống người da đen đầu tiên – và cũng là người đưa ra, thực hiện chính sách và sắc lệnh về quyền con người như hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, chống phân biệt chủng tộc,…
Bị từ chối giấc mơ nghệ sĩ, trở thành nhà độc tài quân sự
Khi nhắc đến hiệu ứng cánh bướm trong cuộc sống thì không thể không kể đến sự kiện Adolf Hitler hai lần bị từ chối khi nộp đơn vào Học viện Mỹ thuật ở Vienna. Và Hitler đã phải sống trong khu ổ chuột của thành phố.
Trong thời gian này, ông bắt đầu phát triển chủ nghĩa chống Do Thái và gia nhập quân đội Đức và thực hiện hàng loạt chính sách độc tài quân sự mà mỗi khi nhắc đến thì ai cũng phải rùng mình.
Có thể thấy, hiệu ứng cánh bướm chất chứa triết lý sâu sắc và có ý nghĩa quan trọng trong tâm lý, trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Vì thế, hãy luôn nhớ rằng mỗi hành động của chúng ta sẽ tác động không nhỏ đến thế giới và cố gắng suy nghĩ tích cực, hành động đúng đắn bạn nhé!